F. Engels
T́nh cảnh giai cấp công nhân Anh

GIAI CẤP VÔ SẢN NÔNG NGHIỆP

Trong "Lời mở đầu", ta đă thấy tầng lớp tiểu nông bị phá sản đồng thời với giai cấp tiểu tư sản, cũng như những công nhân xưa kia, vốn có cuộc sống dễ chịu; đó là v́ sự kết hợp trước kia giữa lao động công nghiệp và lao động nông nghiệp đă mất đi, những mảnh ruộng nhỏ bỏ hoang được tập trung vào tay các tá điền lớn, c̣n những tiểu nông bị tiêu diệt trước sức cạnh tranh áp đảo của các nhà kinh doanh lớn. Tiểu nông không c̣n là chủ ruộng hoặc tá điền như xưa nữa, họ buộc phải bỏ kinh doanh cá thể, để đi làm thuê cho các tá điền kiêm chủ đất lớn, hoặc cho các lănh chúa. Suốt một thời gian, t́nh cảnh mới của họ, dù đă kém hơn trước, nhưng vẫn c̣n chịu được. Bấy giờ, nhân khẩu tăng cùng nhịp độ với sự mở rộng công nghiệp, nhưng sau này, công nghiệp phát triển chậm lại, c̣n máy móc vẫn được cải tiến không ngừng, thế là công nghiệp không thể thu hút toàn bộ số nhân khẩu thừa từ các khu nông nghiệp đổ ra nữa. Từ đó trở đi, hiện tượng nghèo đói, trước kia chỉ thỉnh thoảng mới có ở các khu công xưởng, nay đă có cả ở nông thôn. Hơn nữa, đây cũng là thời ḱ kết thúc cuộc chiến tranh 25 năm với Pháp. Vào thời chiến, việc sản xuất ở các vùng chiến sự bị giảm, t́nh h́nh nhập khẩu th́ đ́nh đốn, và nhu cầu lương thực cho quân đội Britain ở Tây Ban Nha, đă tạo ra cho nông nghiệp Anh một sự phồn vinh giả tạo; ngoài ra là một số lớn nhân lực phải tham gia quân ngũ. Bây giờ, mọi yếu tố đó bỗng nhiên cùng biến mất, và hậu quả tất yếu là nông nghiệp rơi vào nguy khốn, agricultural distress, như người Anh nói. Các chủ đất buộc phải bán lương thực với giá rẻ, do đó họ chỉ có thể trả tiền lương rất thấp. Để nâng giá lên, năm 1815, Nghị viện đă thông qua đạo luật ngũ cốc, cấm nhập khẩu ngũ cốc khi giá lúa ḿ rẻ hơn 80 shilling một quarter. Về sau, đạo luật tất nhiên là vô hiệu ấy c̣n được sửa đổi nhiều lần, nhưng cũng không giảm bớt được sự khốn khó của các khu nông nghiệp. Kết quả duy nhất là căn bệnh ấy, trước kia là cấp tính, do có sự cạnh tranh tự do của nước ngoài, giờ th́ biến thành măn tính; nó gây hại tới t́nh cảnh của công nhân nông nghiệp một cách đều đều, nhưng ngày càng nghiêm trọng.

Khi giai cấp vô sản nông nghiệp mới xuất hiện, những quan hệ gia trưởng ở ngành ấy, giữa chủ trang trại và công nhân, cũng đă phát triển; giống như những quan hệ vừa mới bị phá hủy trong công nghiệp, hay như những quan hệ giữa địa chủ và cố nông, mà hiện nay vẫn có ở hầu khắp nước Đức. Khi quan hệ ấy c̣n, th́ sự bần cùng của công nhân không quá nghiêm trọng và lan rộng; thợ và chủ đồng cam cộng khổ, cùng quẫn lắm mới có chuyện sa thải. Nhưng giờ th́ khác hẳn. Người làm hầu hết đều trở thành công nhân công nhật, chủ trang trại chỉ thuê họ khi cần, thế là nhiều khi họ bị thất nghiệp hàng mấy tuần, nhất là về mùa đông. Với mối quan hệ gia trưởng, người làm và gia đ́nh họ đều sống trong trang trại của chủ, khi con cái của thợ lớn lên ở đây, th́ người chủ sẽ cố t́m việc làm cho chúng tại trang trại của ḿnh; bấy giờ, công nhân công nhật chỉ là ngoại lệ, không phải lúc nào cũng có, thế là số công nhân ở mỗi trang trại đều nhiều hơn số thực sự cần. Do đó, chủ trang trại thích hủy bỏ mối quan hệ gia trưởng ấy, đuổi người làm ra khỏi trang trại của ḿnh, biến họ thành công nhân công nhật. Cuối những năm 1820, t́nh h́nh đó diễn ra ở hầu hết mọi nơi. Kết quả là, nói theo kiểu vật lí học, nhân khẩu "thừa" trước kia ở trạng thái tiềm tàng, bây giờ đă lộ ra; tiền lương giảm, c̣n thuế trợ giúp người nghèo th́ tăng gấp bội. Từ đó, các vùng nông nghiệp biến thành trung tâm của sự bần cùng kinh niên, c̣n các khu công xưởng là đầu năo của sự bần cùng theo chu ḱ; việc sửa đổi đạo luật về người nghèo là biện pháp đầu tiên mà chính phủ buộc phải dùng, để đối phó với sự bần cùng hóa ngày càng nghiêm trọng của nông thôn. Ngoài ra, nông nghiệp qui mô lớn không ngừng phát triển, máy tuốt lúa và các máy móc khác được sử dụng, và việc đồng áng cũng thường sử dụng lao động của phụ nữ và trẻ em (việc đó nay đă phổ biến đến nỗi, mới đây, một ủy ban đặc biệt của Nhà nước đă điều tra hậu quả của nó), thế là ngành này cũng đă xuất hiện nhiều công nhân thất nghiệp. Vậy, ta có thể thấy, chế độ sản xuất công nghiệp cũng xâm nhập tới đây, tạo ra nền kinh doanh lớn, phá hủy quan hệ gia trưởng (chính tại đây, quan hệ ấy có ư nghĩa lớn nhất), sử dụng máy móc, động cơ hơi nước, cùng với lao động của phụ nữ và trẻ em; thế là bộ phận sau cùng và ổn định nhất của nhân dân lao động cũng bị cuốn vào phong trào cách mạng. Nhưng sự đ́nh trệ trong nông nghiệp càng kéo dài, th́ sự khốn khổ mà công nhân đang phải chịu càng nặng nề, sự tan ră của kết cấu xă hội cũ càng diễn ra kịch liệt. "Nhân khẩu thừa" th́ xuất hiện đột ngột, mà không thể giải quyết bằng cách mở rộng sản xuất như với công nghiệp. Có thể xây dựng công xưởng mới bất ḱ lúc nào, miễn là có người mua hàng; nhưng ruộng đất mới th́ không thể tạo ra, mà việc khai phá những đất bỏ hoang công cộng th́ khá mạo hiểm, nên từ sau chiến tranh, vốn đầu tư vào đó rất ít. Kết quả tất yếu là sự cạnh tranh trong công nhân đạt tới điểm cao nhất, và tiền lương bị hạ xuống mức thấp nhất. Khi đạo luật cũ về người nghèo vẫn c̣n, th́ nhờ quĩ tế bần mà công nhân được giúp đỡ đôi chút; và tất nhiên là tiền lương do đó mà càng giảm, v́ bọn chủ trang trại t́m mọi cách để đẩy chi phí nuôi công nhân cho quĩ tế bần gánh vác. Việc đó làm cho thuế trợ giúp người nghèo, vốn đă tăng rất nhiều do sự xuất hiện của nhân khẩu thừa, nay lại cao thêm, và khiến đạo luật mới về người nghèo trở nên cần thiết; ta sẽ c̣n nói tới điểm ấy. Nhưng việc đó không cải thiện được t́nh h́nh. Tiền lương không được tăng, "nhân khẩu thừa" không được loại trừ, sự tàn khốc của pháp luật mới chỉ làm cho nhân dân phẫn nộ đến cực điểm. Thậm chí khi mới áp dụng luật đó, mức thuế có giảm; nhưng sau vài năm, nó lại lên như cũ. Kết quả duy nhất của đạo luật mới là: nếu trước đây có 3-4 triệu người nửa nghèo khổ, th́ nay có 1 triệu người hoàn toàn nghèo khổ; số c̣n lại ở t́nh trạng nửa nghèo khổ, nhưng không c̣n được cứu tế chút ǵ nữa. Sự bần cùng ở các khu nông nghiệp mỗi năm một lớn. Người dân sống trong cảnh thiếu thốn ghê gớm nhất, cả gia đ́nh chỉ có 6-8 shilling mỗi tuần, đôi khi c̣n chẳng có ǵ. Năm 1830, một nghị sĩ thuộc Đảng tự do đă miêu tả t́nh cảnh của bộ phận cư dân ấy, hăy nghe ông ta nói:

"Người nông dân Anh (tức công nhân nông nghiệp) và người dân nghèo Anh, hai từ ấy đồng nghĩa. Bố anh ta là một dân nghèo, sữa mẹ anh ta thiếu chất bổ; từ bé, anh ta đă phải ăn uống kém và chẳng bao giờ đủ no; đến tận ngày nay, lúc nào không ngủ là anh ta luôn thấy đói cồn cào. Quần áo anh ta chỉ đủ che nửa thân, chất đốt chỉ đủ nấu bữa ăn kham khổ, thế nên rét mướt và ẩm ướt là những bạn thân của anh ta, chúng đến và đi cùng với thời tiết xấu. Anh ta có vợ, nhưng không được hưởng cái thú làm chồng, làm cha. Vợ con anh ta thường bị đói, hầu như luôn bị rét, hay ốm đau mà không được ai giúp đỡ, lúc nào cũng buồn bă và chán nản như anh ta; tất nhiên là tham lam, ích kỉ và bực bội. Do đó, theo lời anh ta, 'cứ nh́n thấy vợ con là lộn ruột lên' (hates the sight of them); và nếu anh ta có quay về túp lều của ḿnh, th́ chỉ v́ nó vẫn c̣n là nơi tránh mưa gió tốt hơn cái bờ rào. Anh ta phải nuôi gia đ́nh, nhưng không làm nổi, nên phải đi ăn mày, làm đủ việc xấu xa, cuối cùng là lừa đảo công khai. Dù rất muốn học theo những kẻ liều lĩnh hơn của giai cấp ḿnh, như bọn săn trộm hay buôn lậu nhà nghề, nhưng anh ta không đủ táo tợn; tuy vậy, hễ có cơ hội là anh ta ăn cắp, rồi dạy con cái nói dối và ăn cắp. Sự khúm núm hèn hạ của anh ta với những người láng giềng giàu có cho thấy là họ thường thô bạo và nghi ngờ anh ta; v́ vậy, anh ta vừa sợ vừa ghét họ, nhưng không bao giờ dám chống lại họ bằng bạo lực. Anh ta hư hỏng đến tận xương tủy, và hèn kém đến mức không c̣n hơi sức để thất vọng nữa. Anh ta sống cuộc đời bất hạnh ngắn ngủi, bệnh tê thấp và hen suyễn sẽ đưa anh ta tới nhà tế bần, ở đấy anh ta sẽ thở hơi cuối cùng, chẳng hề có một hồi ức ǵ vui vẻ, và nhường chỗ cho một kẻ bất hạnh khác, cũng đă sống và sẽ chết như anh ta".

Tác giả nói thêm rằng, ngoài loại công nhân nông nghiệp ấy ra, c̣n một lớp người khác mạnh mẽ hơn, phát triển hơn về cả thể lực, trí tuệ và đạo đức: dù cũng sống trong cảnh nghèo khổ, nhưng họ không nghèo từ lúc sinh ra. Họ quan tâm đến gia đ́nh nhiều hơn, nhưng v́ là những kẻ buôn lậu và ăn trộm, nên họ thường có xung đột đổ máu với lực lượng kiểm lâm và bảo vệ bờ biển; v́ thường phải ngồi tù, nên họ thù ghét xă hội nhiều hơn, và cũng căm thù kẻ có của không kém ǵ loại người thứ nhất. Cuối cùng, tác giả nói:

"V́ lịch sự (by courtesy) mà người ta gọi toàn bộ loại người ấy là "nông dân kiêu hănh của nước Anh" (bold peasantry of England, đây là cách gọi của Shakespeare)1*

Đến nay, những miêu tả ấy vẫn đúng với phần lớn công nhân các khu nông nghiệp. Tháng Sáu 1844, tờ "Time" đă cử một phóng viên đến những miền ấy để điều tra về t́nh cảnh của lớp người này, và báo cáo của ông ta hoàn toàn phù hợp với những lời trên. Ở một số khu, tiền lương mỗi tuần không quá 6 shilling, nghĩa là không cao hơn so với ở nhiều miền của Đức, trong khi giá hàng thiết yếu ở Anh ít ra cũng gấp đôi ở Đức. Dễ dàng tưởng tượng được cuộc sống của những người này như thế nào. Thức ăn ít và tồi, quần áo tả tơi; nhà ở chật hẹp, đổ nát, chỉ là một túp lều nhỏ thảm hại, không có tiện nghi ǵ; thanh niên th́ ở các nhà trọ, nam nữ hầu như lẫn lộn, dẫn đến chỗ quan hệ nam nữ hỗn loạn. Trong một tháng, chỉ cần vài ngày không có việc làm, là họ sẽ rơi vào cảnh nghèo khổ cùng cực. Hơn nữa, họ sống phân tán, nên không thể liên kết thành công liên để đấu tranh đ̣i tăng lương; nếu ai đó không chịu làm việc v́ lương thấp, th́ sẽ có ngay hàng tá kẻ thất nghiệp hoặc đang ở trong nhà tế bần sẵn sàng thế chỗ anh ta, họ sẽ vui vẻ nhận việc dù lương thấp đến đâu; kẻ không chịu làm kia sẽ bị phỉ nhổ là lười biếng, lêu lổng, và không nhận được sự giúp đỡ ǵ, trừ việc bị tống vào nhà tế bần đáng ghét; v́ cơ quan trợ giúp người nghèo đều do các chủ trang trại quản lí, kẻ "lêu lổng" kia chỉ có trông vào họ, hoặc là láng giềng thân thích của họ, th́ mới có được việc làm. Đó không phải là những tin tức ngẫu nhiên về một vài khu nông nghiệp ở Anh; tại miền Nam cũng như Bắc, Đông cũng như Tây, nạn khốn cùng đều nặng nề giống nhau. T́nh cảnh công nhân ở Suffolk hay Norfolk cũng là t́nh cảnh công nhân ở Devonshire, Hampshire hay Sussex; dù ở Dorsetshire, Oxfordshire hay ở Kent, Surrey, Buckinghamshire, Cambridgeshire, tiền lương đều thấp như nhau.

Một biện pháp đặc biệt tàn khốc chống giai cấp vô sản nông nghiệp là các đạo luật về săn bắn: không ở đâu mà luật ấy lại ngặt nghèo như ở Anh, dù thú săn ở Anh nhiều không kể xiết. Theo phong tục và truyền thống xưa của người Anh, săn trộm được coi là một biểu hiện tự nhiên và cao thượng của ḷng dũng cảm. Thêm vào đó, sự tương phản giữa nỗi đói khổ của chính họ, với cái car tel est notre plaisir2 của người quí tộc, thả sức nuôi cả ngàn con thỏ và dă cầm trong rừng nhà ḿnh để tiêu khiển, lại càng thúc đẩy nông dân làm thế. Anh ta đặt bẫy, đôi khi bắn chết một con thú, điều ấy thực ra chẳng thiệt hại mấy cho ngài quí tộc, v́ dă thú rất nhiều; nhưng anh nông dân th́ kiếm được một bữa ăn cho vợ con đang đói. Nhưng nếu bị bắt th́ anh ta phải đi tù, nếu tái phạm th́ bị đi đày ít nhất bẩy năm. H́nh phạt hà khắc ấy dẫn tới xung đột đổ máu thường xuyên, giữa những người săn trộm và lực lượng kiểm lâm, kết quả là mỗi năm đều có một loạt án mạng. V́ thế, nghề kiểm lâm không chỉ nguy hiểm, mà c̣n bị khinh bỉ và nguyền rủa. Năm ngoái, có hai người gác rừng thà tự bắn vào đầu ḿnh, chứ không muốn tiếp tục làm nghề ấy. Đó chính là cái giá "rẻ mạt" mà bọn quí tộc ruộng đất đă trả, để chúng có được thú vui săn bắn cao thượng! Nhưng các lord of the soil3 có ǵ phải lo về việc đó? Nhân khẩu thừa tăng hay giảm vài người, th́ cũng có là ǵ với chúng đâu! Ngay cả nếu có một nửa số nhân khẩu "thừa" ấy phải chết v́ hậu quả của những đạo luật về săn bắn, th́ nửa c̣n lại sẽ được sống tốt hơn; đó là kiểu bác ái của giai cấp có của ở Anh.

Dù điều kiện sống ở nông thôn (chỗ ở phân tán, hoàn cảnh và nghề nghiệp ổn định, do đó mà tư tưởng bị tŕ trệ) rất bất lợi cho mọi sự phát triển, nhưng sự đói khổ và túng thiếu cũng vẫn phát sinh kết quả. Công nhân công xưởng và công nhân mỏ đă sớm vượt qua giai đoạn thứ nhất của cuộc đấu tranh chống trật tự xă hội, tức là phản kháng trực tiếp bằng hành vi phạm tội của cá nhân; c̣n nông dân vẫn đang ở giai đoạn ấy. Thủ đoạn chiến tranh xă hội mà họ quen dùng nhất là phóng hỏa. Sau Cách mạng tháng Bẩy, vào mùa đông 1830-31, các vụ đốt phá bắt đầu phổ biến. Đến đầu tháng Mười, do đội bảo vệ bờ biển được tăng cường (thế nên việc buôn lậu trở nên rất khó khăn, và theo một chủ trang trại th́ "miền ven biển đă bị phá sản"), do việc sửa đổi đạo luật về người nghèo, do tiền lương thấp và việc sử dụng máy móc; ở Sussex và các tỉnh lân cận đă có nhiều vụ bạo động, rồi cả vùng rơi vào rối loạn. Vào mùa đông, người ta đốt những đống rơm rạ và cỏ khô trên ruộng đất của các chủ trang trại, thậm chí cả các kho tàng và chuồng súc vật gần nhà chúng. Hầu như đêm nào cũng có vài vụ cháy như thế, khiến các lănh chúa và chủ trang trại sợ hăi. Hầu như không bao giờ t́m ra thủ phạm, và nhân dân liền đổ cho một nhân vật thần bí là "Swing". Người ta nghĩ nát óc xem "Swing" là ai, và v́ sao mà dân nghèo nông thôn lại nổi loạn như vậy; nhưng rất ít ai nghĩ đến cái động cơ lớn là nghèo khổáp bức, mà ở vùng nông nghiệp th́ chắc chắn là chẳng ai nghĩ tới. Từ đó, cứ đến mùa đông, mùa thất nghiệp của công nhân nông nghiệp, lại có các vụ phóng hỏa. Mùa đông 1843-44 c̣n có nhiều vụ gấp bội. Trước mặt tôi là một loạt các số của tờ "Northern Star" vào thời ḱ ấy, mỗi số đều đăng tin về vài vụ đốt phá, có nói rơ nguồn tin. Có vài số báo không được liệt kê ra đây, đó là v́ tôi không có được chúng, nhưng chắc chắn là trong đó cũng có không ít tin về các vụ như thế. Hơn nữa, một tờ báo thôi th́ dĩ nhiên không thể có tin về mọi vụ việc. Tờ "Northern Star" số ra ngày 25 tháng Mười một 1843, đưa tin 2 vụ, nhắc đến nhiều vụ khác đă đưa tin trước đó. Ngày 16 tháng Chạp: ở Bedfordshire, cả vùng náo động từ hai tuần nay, v́ đêm nào cũng có vài vụ phóng hỏa, mấy ngày qua đă có hai trang trại lớn bị đốt; bốn trang trại lớn nữa ở Cambridgeshire, và một ở Hertfordshire, đều bị thiêu hủy; và mười lăm vụ phóng hỏa ở nhiều nơi khác. Ngày 30 tháng Chạp ở Norfolk xảy ra một vụ, ở Suffolk hai vụ, ở Essex hai vụ, ở Hertfordshire ba vụ, ở Cheshire một vụ, ở Lancashire một vụ; ở Derby, Lincoln và miền nam, có mười hai vụ. Ngày 6 tháng Giêng 1844, có tất cả 10 vụ; ngày 13 tháng Giêng, bẩy vụ; ngày 20 tháng Giêng, bốn vụ. Từ đó, b́nh quân mỗi tuần, tờ báo ấy lại có tin về 3-4 vụ phóng hỏa, và t́nh h́nh ấy không chỉ kéo dài đến mùa xuân như trước, mà tới tận tháng Bẩy, tháng Tám. Theo các tin đăng trên báo chí Anh và Đức mà tôi nhận được, có thể thấy là gần tới mùa đông 1844-45, hành vi phạm pháp ấy càng trở nên phổ biến.

Các bạn đọc của tôi sẽ nghĩ ǵ về t́nh h́nh như thế, ở các vùng nông thôn Anh yên tĩnh và b́nh dị? Có phải là chiến tranh xă hội? Có phải t́nh h́nh đó là tự nhiên và sẽ tồn tại lâu dài? Thế mà ở đây bọn chủ trang trại và chúa đất vẫn ngu xuẩn và bảo thủ, cái ǵ không mang lại tiền bạc cho họ th́ họ hoàn toàn không nh́n thấy, hệt như phần lớn những chủ xưởng và người tư sản ở các khu công nghiệp. Bọn tư sản và chủ xưởng th́ hứa hẹn hạnh phúc bằng sự xóa bỏ các đạo luật ngũ cốc, c̣n bọn lănh chúa và phần lớn các chủ trang trại th́ lại hứa hẹn về thiên đường trần thế bằng sự duy tŕ các đạo luật ấy. Nhưng trong cả hai trường hợp, ảo tưởng đáng yêu của chúng đều không được công nhân ủng hộ. Công nhân công xưởng cũng như công nhân nông nghiệp đều chẳng quan tâm đến sự xóa bỏ hay duy tŕ các đạo luật ngũ cốc. Tuy vậy, với cả hai loại công nhân đó, vấn đề ấy đều rất quan trọng. Nếu các đạo luật ngũ cốc bị xóa bỏ, th́ tự do cạnh tranh và chế độ kinh tế xă hội hiện tại sẽ phát triển đến cực độ; khi đó, mọi khả năng phát triển hơn nữa trong phạm vi quan hệ hiện tại sẽ không c̣n nữa, và khả năng duy nhất để tiến bộ là thay đổi căn bản chế độ xă hội. Đối với công nhân nông nghiệp, vấn đề này c̣n quan trọng v́ những lí do sau: việc tự do nhập khẩu lương thực sẽ quyết định (v́ sao mà quyết định th́ tôi không thể nói ở đây) việc giải phóng các chủ trang trại khỏi địa chủ, nói cách khác, đó là việc đưa những chủ trang trại sang hàng ngũ Đảng tự do. Về điểm này, Đồng minh chống đạo luật ngũ cốc đă góp phần không ít, và đó cũng là công lao duy nhất của nó. Nhưng nếu các chủ trang trại trở thành người thuộc Đảng tự do, tức là những người tư sản có ư thức; th́ công nhân của họ nhất định sẽ trở thành người thuộc phái Hiến chương và phái xă hội chủ nghĩa, tức là những người vô sản giác ngộ. Cái nọ kéo theo cái kia. Hiện nay, một phong trào mới đă bắt đầu trong giai cấp vô sản nông nghiệp: cuộc mít-tinh do bá tước Radnor, một địa chủ thuộc Đảng tự do, tổ chức vào tháng Mười 1844 ở vùng ruộng đất của ông ta gần Highworth, để phản đối các đạo luật ngũ cốc, đă chứng minh điều ấy; công nhân rất thờ ơ với các đạo luật ấy, nhưng họ có những yêu sách khác hẳn, như việc thuê những mảnh đất nhỏ với giá rẻ, nh́n chung là họ nói thẳng vào mặt bá tước Radnor không ít sự thực chua cay. Vậy, phong trào công nhân đă thâm nhập vào các khu nông nghiệp hẻo lánh, bảo thủ, thường ở trong t́nh trạng mê ngủ về tinh thần; và v́ những vùng ấy hầu hết là nghèo khổ, nên phong trào sẽ bắt rễ nhanh và cũng sôi nổi như ở các khu công xưởng.

Công nhân nông nghiệp dĩ nhiên là mộ đạo hơn công nhân công nghiệp, nhưng quan hệ giữa họ với giáo hội vẫn rất lạnh nhạt, v́ hầu hết cư dân ở những khu vực ấy đều theo Anh giáo. Một phóng viên của tờ "Morning Chronicle", lấy bút danh là "Người đi theo sau cái cày"4, viết về chuyến đi của ḿnh qua các vùng nông thôn, đă kể lại câu chuyện giữa ông ta với các công nhân công nhật nông nghiệp trước cửa nhà thờ:

"Tôi hỏi một người trong họ rằng: giáo sĩ hôm nay có phải là linh mục cố định của họ không? 'Đúng rồi, quỉ bắt hắn đi (Yes, blast him), hắn là cố đạo chính cống của chúng tôi; hắn ḱ kèo xin tiền luôn, từ ngày tôi biết hắn đến nay, lúc nào hắn cũng thế' (giáo sĩ hô hào quyên tiền để dùng vào việc cải tạo tín đồ dị giáo). Một người khác nói: 'Từ ngày tôi biết hắn đến nay, tôi chưa gặp một cố đạo nào không ḱ kèo xin tiền liên tục, cho việc này hay việc khác'. Một người đàn bà vừa ở nhà thờ ra nói: 'Vâng, tiền lương th́ cứ giảm măi, thế mà anh xem bọn ăn không ngồi rồi giàu có kia, mà các cố đạo tới ăn uống và đi săn với chúng nó đấy. Chúa ơi, chúng tôi thà vào nhà tế bần hoặc chết đói c̣n hơn bỏ tiền cho bọn cố đạo ấy đi tới chỗ tín đồ dị giáo!' Một phụ nữ khác nói: 'Mà sao không phái bọn cố đạo ngày nào cũng tụng kinh ở thánh đường Salisbury đi; ở đấy, ngoài mấy bức tường đá ra, có ai thèm nghe họ đâu? Không hiểu sao bọn ấy lại không tới chỗ tín đồ dị giáo?' Ông già nói chuyện với tôi đầu tiên bảo: 'Những thằng cha ấy không đi, v́ chúng giàu, đất đai của chúng nhiều vô kể, chúng quyên tiền để đẩy các cố đạo nghèo kia đi cho rảnh; tôi biết chúng muốn ǵ rồi, tôi biết đă từ lâu lắm'. Tôi hỏi: 'Thế là sao hả các bạn, các bạn vẫn luôn ra khỏi nhà thờ với mối căm giận các linh mục như vậy ư? Thế sao các bạn vẫn đi nhà thờ?' Một người đàn bà trả lời: 'Tại sao à? Chúng tôi phải đi nếu không muốn mất tất cả, mất việc làm và mọi thứ, thế nên chúng tôi phải đi thôi'. Về sau tôi mới biết là nếu đi nhà thờ th́ họ mới được một ít quyền lợi nhỏ mọn, như được cấp chất đốt và một mảnh đất nhỏ để trồng khoai, tất nhiên là họ phải trả tiền!"

Sau khi mô tả t́nh h́nh nghèo khổ, dốt nát của họ, ông bạn phóng viên của chúng ta kết luận:

"Bây giờ tôi quả quyết rằng, t́nh cảnh của những người ấy, sự nghèo khổ của họ, ḷng căm giận của họ với giáo hội, cái bề ngoài lễ phép nhưng trong ḷng oán giận với các giáo sĩ, đều là lệ thường ở các vùng nông thôn Anh, c̣n trường hợp ngược lại chỉ là ngoại lệ".

Nếu ở Anh, từ "nông dân" cho ta thấy sự tồn tại của giai cấp vô sản nông nghiệp đông đảo, cùng với chế độ sở hữu ruộng đất lớn, và những hậu quả của nó tại các vùng nông thôn; th́ ở Wales, ta thấy sự suy sụp của các tá điền nhỏ. Nếu nông thôn Anh tái diễn sự đối kháng giữa vô sản và tư bản, th́ t́nh cảnh nông dân Wales phù hợp với sự phá sản không ngừng của giai cấp tiểu tư sản thành thị. Phần lớn nông dân Wales là tá điền nhỏ; họ không thể bán những sản phẩm của ḿnh với giá rẻ như các chủ trang trại lớn và giàu có ở Anh, là những đối thủ cạnh tranh của họ. Hơn nữa, đất đai ở nhiều nơi của Wales chỉ phù hợp với nghề chăn nuôi, vốn có lợi nhuận thấp; và nông dân Wales, do thấm đẫm bản tính cô độc của dân tộc ḿnh, nên bảo thủ hơn nhiều so với các chủ trang trại người Anh. Nhưng trên hết là sự cạnh tranh giữa họ với nhau và với những người Anh láng giềng, từ đó mà địa tô tăng lên, đă khiến nông dân Wales phá sản đến mức khó sống nổi; và v́ không nh́n ra nguyên nhân thực sự của t́nh cảnh đau khổ của ḿnh, nên họ lại đổ cho đủ thứ lí do lặt vặt, như thuế cầu đường quá cao, v.v. Đương nhiên, cái đó cũng trở ngại cho sự phát triển của nông thương nghiệp, nhưng v́ ai thuê ruộng đất cũng đă tính khoản thuế ấy vào chi phí cố định, nên nó rút cục là do địa chủ trả. Ngoài ra, các tá điền ở đây cũng hết sức căm giận đạo luật mới về người nghèo, v́ họ luôn có nguy cơ rơi vào tay nó. Tháng Hai 1843, nỗi bất b́nh của nông dân Wales đă bùng nổ thành "cuộc nổi loạn Rebecca" nổi tiếng. Đàn ông cải trang làm phụ nữ, bôi nhọ mặt, họp thành những toán vũ trang đông đảo, lao tới các cổng thu thuế của các đồn biên pḥng Anh, đập vỡ các cổng này trong tiếng reo ḥ và tiếng súng, phá hủy những trạm thu thuế, viết thư đe dọa kí tên "Rebecca", thậm chí đă một lần tấn công vào nhà tế bần Carmarthen. Về sau, khi quân đội đến và cảnh sát được tăng cường, th́ nông dân đánh lạc hướng chúng một cách rất khôn khéo; trong khi họ phá cổng ở chỗ này, th́ quân đội bị nhử theo tiếng tù và vang khắp các ngọn đồi xung quanh, do đó mà tiến sang chỗ khác. Cuối cùng, khi quân đội đến quá đông, nông dân bèn phóng hỏa và cả mưu sát, do từng cá nhân thực hiện. Cũng như mọi khi, những hành động phạm pháp lớn ấy đánh dấu sự chấm dứt của phong trào. Một số người v́ không đồng ư với cách làm ấy, một số khác v́ sợ hăi, đă rút khỏi phong trào; t́nh h́nh tự nhiên lại yên tĩnh. Chính phủ cử một ủy ban tới điều tra sự việc và nguyên nhân của nó, thế là mọi thứ kết thúc. Nhưng nông dân vẫn nghèo khổ, và v́ trong quan hệ xă hội hiện nay, sự nghèo khổ chỉ có thể tăng chứ không giảm, nên thế nào cũng có lúc sẽ xảy ra những biến động nghiêm trọng hơn cuộc hóa trang Rebecca khôi hài kia.

Nếu ở Anh ta đă thấy kết quả của chế độ kinh doanh lớn, c̣n ở Wales là kết quả của chế độ lĩnh canh nhỏ, th́ ở Ireland là kết quả của chế độ chia nhỏ ruộng đất. Hầu hết cư dân Ireland là tá điền nhỏ, họ ở trong một túp lều tồi tàn bằng đất sét trộn rơm, chỉ có một pḥng; và thuê một mảnh đất nhỏ trồng khoai tây, nó chỉ bảo đảm cho họ có đủ thức ăn để sống qua mùa đông. Do cạnh tranh kịch liệt giữa các tá điền nhỏ, địa tô đă lên tới mức cao chưa từng thấy, gấp 2-3, thậm chí bốn lần so với ở Anh; v́ công nhân nông nghiệp nào cũng muốn làm tá điền, nên dù ruộng đất đă bị chia rất nhỏ, vẫn có rất nhiều người tranh nhau thuê. Dù ở Đại Britain có 32 triệu acre đất canh tác, mà Ireland chỉ có 14 triệu; dù ở Đại Britain, giá trị sản xuất nông nghiệp mỗi năm là 150 triệu Bảng, mà Ireland chỉ có 36 triệu; nhưng số công nhân nông nghiệp ở Ireland lại nhiều hơn Đại Britain 75.0005*. Sự không tương ứng khác thường ấy đủ chứng tỏ rằng cạnh tranh về ruộng đất ở Ireland kịch liệt thế nào, nhất là khi chú ư rằng đời sống công nhân nông nghiệp Anh cũng đă vô cùng nghèo khổ. Hậu quả tất yếu của cạnh tranh là địa tô cao, đến nỗi đời sống của tá điền không thể cao hơn là mấy so với công nhân nông nghiệp. Vậy, nhân dân Ireland bị trói buộc vào cảnh nghèo khổ thê thảm, mà trong khuôn khổ quan hệ xă hội hiện tại, họ khó ḷng thoát khỏi. Họ sống trong những túp lều bằng đất sét rất tồi tàn, cùng lắm chỉ đáng cho súc vật ở, và phải vất vả lắm mới sống qua được mùa đông; hoặc như báo cáo trên đă nói: mỗi năm, họ có khoai tây để ăn lửng dạ trong 30 tuần, 22 tuần c̣n lại th́ chẳng có ǵ. Đến mùa xuân, khi khoai dự trữ đă hết, hoặc đă mọc mầm nên không ăn được, người vợ bèn dắt con và xách ấm nước đi ăn xin khắp nơi; c̣n người chồng, sau khi trồng khoai vụ mới xong, th́ đi t́m việc làm ở nơi khác hoặc ở Anh, đến vụ dỡ khoai mới về với gia đ́nh. 9/10 cư dân nông thôn Ireland sống như thế đấy. Họ nghèo rớt mùng tơi, cực ḱ rách rưới, và ở tŕnh độ phát triển thấp nhất, chỉ có thể có ở một nước nửa văn minh. Theo báo cáo trích dẫn ở trên, trong 8,5 triệu cư dân, có 585 ngh́n chủ gia đ́nh sống trong cảnh nghèo khổ hoàn toàn (destitution); c̣n theo những tài liệu khác, được tỉnh trưởng Alison dẫn ra6*, th́ ở Ireland có 2,3 triệu người phải sống nhờ cứu tế của xă hội hoặc tư nhân; nói cách khác, có 27% cư dân bị bần cùng!

Nguyên nhân của sự bần cùng ấy là ở các quan hệ xă hội hiện tại, nhất là cạnh tranh; nó tồn tại ở đây dưới một h́nh thức khác, đó là việc chia nhỏ ruộng đất. Người ta đă từng cố t́m những nguyên nhân khác. Có ư kiến rằng nó nằm ở quan hệ giữa tá điền và địa chủ: địa chủ cho tá điền lớn thuê các mảnh đất lớn, tá điền lớn chia đất ấy cho các tá điền nhỏ, rồi tá điền nhỏ hơn, v.v.; đến nỗi giữa địa chủ và người thực tế canh tác thường có tới chục người trung gian. Có người cho rằng nguyên nhân của bần cùng là cái đạo luật ô nhục, theo đó th́ khi tá điền lớn không nộp địa tô, địa chủ có quyền đuổi người thực tế canh tác, dù người đó đă nộp địa tô cho tá điền của anh ta. Nhưng các điều ấy chỉ quyết định h́nh thức của sự nghèo khổ mà thôi. Nếu anh tá điền nhỏ biến thành chúa đất th́ sao? Dù không phải nộp địa tô, th́ đa số họ cũng không thể sống nhờ vào mảnh đất nhỏ của ḿnh; và nếu t́nh h́nh có khá lên chút ít, th́ vài năm sau, nó sẽ trở lại như cũ, do dân số tăng nhanh. Những người sống trong điều kiện tốt sẽ nuôi nấng được con cái họ, những đứa trẻ mà ngày nay đang chết yểu do nghèo đói. Lại có người nói rằng, sự bần cùng là do ách áp bức vô sỉ của thực dân Anh. Cố nhiên cái đó có thể làm cho nạn bần cùng đến nhanh hơn, nhưng vẫn không phải là nguyên nhân của bần cùng. C̣n có quan điểm rằng nạn nghèo đói là do giáo hội quốc giáo Tin lành, nhưng nếu đem chia cho nhân dân Ireland những thứ mà giáo hội quốc giáo đă lấy của họ, th́ mỗi người không được nổi sáu shilling; rồi th́ do thuế thập phân, nhưng thuế này không nhằm vào các tá điền (dù họ là người nộp thuế), mà nhằm vào kẻ sở hữu ruộng đất. Ngày nay, sau khi có luật hoán nạp năm 1838, chúa đất phải tự nộp thuế thập phân, nhưng y lại tăng địa tô lên tương ứng, nên t́nh cảnh của tá điền cũng chẳng khá hơn. Ngoài ra c̣n hàng trăm nguyên nhân khác thuộc loại đó, nhưng đều không chứng minh được ǵ hơn; sự bần cùng này là do các quan hệ xă hội hiện tại mà có, ngoài ra th́ mọi cái khác chỉ là nguyên nhân của một h́nh thức nào đó của nó, chứ không phải của bản thân nó. Nếu ở Ireland, sự nghèo khổ biểu hiện ra dưới h́nh thức đó chứ không phải h́nh thức khác, th́ là do tính cách và sự phát triển lịch sử của dân tộc. Về tính cách chung th́ người Ireland gần với các dân tộc Latin, như người Pháp, nhất là người Ư. Về mặt xấu của họ, ta đă thấy qua mô tả của Carlyle. Giờ hăy nghe một người Ireland; ít ra ông ta cũng chính xác hơn Carlyle, là người quá thích thú đặc tính Germania:

"Họ hiếu động nhưng biếng nhác (indolent), sáng ư nhưng thiếu tế nhị; mănh liệt, không kiên tŕ, không nh́n xa; họ có bản năng dũng cảm, rộng lượng mà không tính toán, bị sỉ nhục th́ lập tức báo thù hoặc tha thứ; kết bạn nhanh, tuyệt giao cũng nhanh; rất nhiều tài năng nhưng suy xét th́ kém"7*

Ở người Ireland, cảm xúc và nhiệt t́nh chiếm ưu thế so với lí trí. Bản tính dễ xúc động làm cho họ khó có thể suy nghĩ chín chắn, và thực hiện những hoạt động b́nh tĩnh và kiên nhẫn. V́ thế, họ hoàn toàn không phù hợp với h́nh thức hiện nay của lao động công nghiệp; vậy nên người Ireland vẫn cứ chuyên về nông nghiệp, và cả trong ngành này, họ cũng ở tŕnh độ thấp nhất. V́ những mảnh đất nhỏ ở đây đă có từ rất xưa, chứ không phải do người ta chia cắt từ các lănh địa lớn, như ở Pháp hay vùng Rhein8*, nên không thể nghĩ đến chuyện đầu tư cải tạo đất. Theo Alison th́ phải đầu tư 120 triệu Bảng, mới có thể đưa ruộng đất Ireland đạt tới năng suất của ruộng đất Anh, vốn cũng không cao cho lắm. Dân di cư Anh lẽ ra có thể nâng cao tŕnh độ văn hóa của người Ireland, th́ chỉ lo bóc lột họ một cách cực ḱ tàn khốc; c̣n dân di cư Ireland đă đem tới cho người Anh một chất men, sau này sẽ có tác dụng; Ireland gần như chẳng có ǵ đáng biết ơn dân di cư Anh cả.

Những cố gắng của người Ireland để thoát khỏi t́nh trạng suy tàn hiện nay, một mặt biểu hiện bằng những hành động tội phạm, và nó đă trở thành chyện hàng ngày tại các vùng nông nghiệp, nhất là miền Nam và miền Tây, chủ yếu là việc giết hại các kẻ thù trực tiếp: bọn đại diện và tay sai trung thành của địa chủ, bọn tín đồ Tin lành, bọn tá điền lớn (chúng có được ruộng đất nhờ việc đoạt lấy những mảnh đất nhỏ trồng khoai của hàng trăm gia đ́nh), v.v.; mặt khác bằng việc cổ động chống sự hợp nhất với Đại Britain. Qua đó có thể thấy rơ rằng những người Ireland không được giáo dục ấy tất yếu phải coi người Anh là kẻ thù trực tiếp của ḿnh, và với họ, bước tiến thứ nhất là giành độc lập dân tộc. Nhưng ta cũng thấy rất rơ rằng, việc chống lại sự hợp nhất hoàn toàn không giúp xóa bỏ nạn bần cùng, mà chỉ cho thấy rằng: phải t́m nguyên nhân của nghèo khổ ở ngay trong nước, chứ không phải từ bên ngoài, như người ta nghĩ hiện nay. Nhưng ở đây tôi không xét đến vấn đề sau: việc giành độc lập cho Ireland có phải là cần thiết để giúp người Ireland hiểu được điều nói trên? Đến nay, cả phong trào Hiến chương và chủ nghĩa xă hội đều không có thành quả đặc biệt ǵ ở Ireland.

Tôi kết thúc những nhận xét của ḿnh về Ireland ở đây; hơn nữa, việc cổ động chống sự hợp nhất năm 1843, và vụ án O'Connell, đă làm cho người Đức ngày càng hiểu rơ t́nh cảnh nghèo khổ của nước này.

Vậy là ta đă xem xét t́nh cảnh giai cấp vô sản ở các đảo Britain theo các ngành hoạt động của họ; ở đâu ta cũng thấy nghèo khổ, bần cùng, và những điều kiện sinh sống hoàn toàn không xứng với con người. Ta đă thấy sự bất măn đă nảy sinh và lớn lên cùng với giai cấp vô sản như thế nào, nó phát triển và tự tổ chức ra sao; ta cũng thấy những cuộc đấu tranh công khai, có hoặc không đổ máu, của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản. Ta đă nghiên cứu các nguyên lí quyết định số phận, lo sợ và mong muốn của những người vô sản; và thấy rằng không có chút hi vọng nào trong việc cải thiện t́nh cảnh của họ. Ta cũng đă có có dịp quan sát thái độ của giai cấp tư sản với giai cấp vô sản qua hàng loạt dẫn chứng, và thấy là giai cấp tư sản chỉ quan tâm đến bản thân ḿnh và lợi ích của riêng ḿnh. Nhưng để khỏi bất công với họ, ta cũng nên nghiên cứu hành động của họ kĩ hơn một chút.

Chú thích

1* E. G. Wakefield, M.P. "Swing unmasked, or the Cause of Rural Incendiarism". London. 1831 [Nghị sĩ E. G. Wakefield "Swing bị vạch mặt, hay nguyên nhân của những vụ phóng hỏa ở nông thôn". London, 1831]. Sách mỏng. Những đoạn dẫn trên đây ở tr. 9-13; riêng các đoạn trong nguyên bản nói về đạo luật cũ về người nghèo (bấy giờ hăy c̣n tồn tại) đă được bỏ đi.

2 "ta thích thế đấy" (Chú thích của người dịch).

3 "chúa đất" (Chú thích của người dịch).

4 Tiếng Anh là The Whistler at the Plough, đây là bút danh của Alexander Somerville (1811-1885) (Chú thích của người dịch).

5* Báo cáo về Ireland của tiểu ban luật về người nghèo, ở ḱ họp Nghị viện năm 1837.

6* "Những nguyên lí về dân số", tập II.

7* "The State of Ireland". London, 1807, 2nd edtion, 1821 ["T́nh cảnh Ireland. London, 1807, xuất bản lần thứ hai, 1821"]. Sách mỏng.

8* (Năm 1892) Điều đó không đúng. Kinh tế tiểu nông vẫn là h́nh thức chiếm ưu thế trong nông nghiệp từ thời trung cổ, thế nên nó c̣n tồn tại cho đến trước cách mạng. Cách mạng chỉ thay đổi quyền sở hữu của h́nh thức ấy, bằng cách tước bỏ quyền sở hữu của lănh chúa phong kiến và trao nó cho nông dân, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (Chú thích của Engels cho lần xuất bản bằng tiếng Đức năm 1892).


[Chương trước]   [Mục lục]   [Chương sau]