K. Marx - F. Engels
Gia đ́nh thần thánh


CHƯƠNG VIII

CUỘC CHU DU THẾ GIỚI VÀ SỰ BIẾN H̀NH

CỦA SỰ PHÊ PHÁN CÓ TÍNH PHÊ PHÁN

HAY LÀ SỰ PHÊ PHÁN CÓ TÍNH PHÊ PHÁN

THỂ HIỆN Ở RUDOLPH, ÔNG HOÀNG GEROLDSTEIN

Trong cuộc chu du thế giới, Rudolph, ông hoàng Geroldstein, đă chuộc lại được hai tội ác: tội ác của cá nhân ông ta và tội ác của sự phê phán có tính phê phán. Trong cuộc căi nhau kịch liệt với bố, ông đă vung gươm lên trước mặt bố, c̣n trong cuộc tranh căi kịch liệt với quần chúng, sự phê phán có tính phê phán đă để bị những xúc động tội lỗi chi phối. Sự phê phán có tính phê phán chẳng khám phá ra bí mật nào cả. Rudolph chuộc được tội lỗi đó và khám phá ra mọi bí mật.

Theo lời ông Szeliga, Rudolph là người công bộc hạng nhất của nhà nước của loài người ("nhà nước nhân đạo" của Egidius, người vùng Swabia. Xem "Konstitutionnelle Jahrbücher", tập 2, năm 1844 của tiến sĩ Karl Weil).

Theo lời quả quyết của ông Szeliga, thế giới muốn thoát khỏi diệt vong th́ cần

"có những người dám phê phán thẳng tay... Rudolph chính là một người như vậy... Rudolph lĩnh hội được tư tưởng của sự phê phán thuần tuư. Đối với ông cũng như toàn nhân loại, tư tưởng đó là bổ ích hơn toàn bộ kinh nghiệm mà loài người đạt được trong lịch sử của ḿnh và hơn toàn bộ trí thức mà Rudolph, ngay cả dưới sự chỉ đạo của ông thầy giỏi nhất, đă có thể hấp thụ được từ lịch sử... Sự xét xử vô tư mà Rudolph dùng để làm cho cuộc chu du thế giới của ḿnh lưu danh thiên cổ, trên thực tế chẳng qua chỉ là
Sự bóc trần những bí mật của xă hội"

Bản thân ông ta là "cái bí mật đă bị bóc trần của tất cả mọi cái bí mật"

So với những vĩ nhân khác của sự phê phán có tính phê phán th́ Rudolph có sẵn vô số công cụ bên ngoài. Nhưng sự phê phán lại tự an ủi rằng:

"Đối với kẻ ít có vận may hơn th́ không thể đạt được những thành quả mà Rudolph đă đạt được"(!) "nhưng có thể đạt tới mục đích tốt đẹp"(!)

V́ vậy sự phê phán để cho Rudolph, là người gặp vận may đó, thực hiện tư tưởng của chính ḿnh. Nó hát cho Rudolph nghe như sau:

"Hahnemann, tiến bước lên.
Anh có đôi ủng lớn không ngấm nước"
1

Bây giờ chúng ta hăy theo dơi Rudolph trong cuộc chu du thế giới có tính phê phán của ông ta, một cuộc chu du "đối với loài người th́ bổ ích hơn toàn bộ kinh nghiệm mà loài người đạt được trong lịch sử của ḿnh, hơn toàn bộ tri thức", v.v., - và hai lần ông ta cứu thế giới khỏi bị diệt vong.

1. ANH ĐỒ TỂ BIẾN MỘT CÁCH PHÊ PHÁN THÀNH CON CHÓ, HAY LÀ ANH DAO BẦU

Dao bầu làm nghề đồ tể. Các cuộc đụng chạm đă biến đứa con khoẻ mạnh đó của tự nhiên thành một tên sát nhân. Ngẫu nhiên mà Rudolph gặp hắn đúng ngay vào lúc hắn đang quấy nhiễu Fleur de Marie. Rudolph nện vào đầu anh chàng giỏi gây sự đó mấy quả đấm chắc nịch và nên thân. Thế là Rudolph làm cho Dao bầu phải phục ḿnh. Sau này, trong quán rượu của bọn tội phạm, bản chất lương thiện trong con người Dao bầu lộ ra. Rudolph bảo hắn: "Mi vẫn c̣n trái tim và ḷng danh dự". Nói như thế, Rudolph đă gây cho hắn biết tự trọng. Dao bầu được cải biến thành một "thực thể có đạo đức". Rudolph nhận che chở cho hắn. Chúng ta hăy theo dơi quá tŕnh Rudolph cải tạo Dao bầu.

Giai đoạn thứ nhất. Bài học thứ nhất dạy cho Dao bầu là một bài học dạy tính đạo đức giả, bất tín, xảo quyệt và vờ vĩnh. Rudolph dùng Dao bầu đă được đạo đức hoá nhằm mục đích hoàn toàn giống như Vidocq đă dùng những tội phạm đă được đạo đức hoá; nghĩa là Rudolph biến hắn thành một tên mật thám và một tên tay sai khiêu khích. Rudolph khuyên hắn nên "giả vờ" trước Thầy giáo, tựa hồ hắn đă từ bỏ nguyên tắc "không ăn cắp" rồi và đề nghị với Thầy giáo đi làm một chuyến để đưa Thầy giáo vào bẫy của Rudolph. Dao bầu cảm thấy là người ta muốn lợi dụng ḿnh để thực hiện "tṛ hề" ngu ngốc nào đó. Hắn phản đối đóng vai mật thám và tên tay sai khiêu khích. Rudolph đả thông một cách dễ dàng đứa con của tự nhiên đó bằng cái ngón ngụy biện "thuần tuư" của sự phê phán có tính phê phán, rằng một hành vi xấu không phải là xấu khi mà người ta làm với những động cơ "đạo đức tốt". Làm tay sai khiêu khích, Dao bầu liền nấp sau t́nh bạn bè và ḷng tin cậy, và đẩy bạn cũ của ḿnh vào chỗ chết. Lần đầu tiên trong đời hắn, hắn đă làm một việc đê tiện.

Giai đoạn thứ hai. Chúng ta lại thấy Dao bầu làm người săn sóc cho Rudolph, người hắn vừa cứu thoát chết.

Dao bầu đă trở thành một sinh vật có đạo đức đáng trọng đến nỗi khi David, bác sĩ người da đen, đề nghị hắn ngồi xuống ván sàn, th́ hắn từ chối sợ làm bẩn thảm. Thậm chí hắn rụt rè quá nên không dám ngồi lên ghế tựa. Trước hết, hắn đặt nằm ghế xuống và ngồi lên chân trước ghế. Mỗi lần gọi Rudolph, người mà hắn đă cứu mạng, bằng "bạn" hay bằng "ông" chứ không phải bằng "đức ông"1* th́ hắn không quên xin lỗi ngay.

Thuần phục được đứa con thô bạo của tự nhiên như thế thật là tài t́nh! Dao bầu đă nêu lên bí mật sâu kín nhất của sự chuyển biến có tính phê phán của hắn, khi hắn thú thật với Rudolph rằng hắn thấy quyến luyến Rudolph như một con chó quyến luyến chủ vậy: "Je me sens pour vous comme qui dirait l'attachement d'un bouledogue pour son maître". Anh đồ tể xưa kia, nay đă biến thành chó. Kể từ lúc đó, tất cả đức tính của hắn sẽ là đức tính của chó, tức là ḷng trung thành tuyệt đối với chủ nó. Tính độc lập của hắn, cá tính của hắn mất hẳn đi. Nhưng giống như những hoạ sĩ tồi phải ghi lên bức hoạ của ḿnh để giải thích nội dung của nó, Eugène Sue cũng đặt vào mồm con "bouledogue" - Dao bầu một mảnh giấy ghi một câu mà Dao bầu luôn mồm tụng niệm một cách trịnh trọng: "Mấy tiếng - mi có trái tim và ḷng danh dự - đă làm cho tôi thành người". Cho đến lúc thở hơi cuối cùng, Dao bầu vẫn cứ t́m thấy động cơ những hành động của ḿnh ở trong mảnh giấy đó, chứ không phải trong cá tính con người của ḿnh. Để tỏ rơ sự tiến bộ của ḿnh về mặt đạo đức, hắn thường nghĩ đến những chỗ tốt của bản thân hắn và tính xấu của những người khác, và mỗi lần mà hắn tuôn ra những lời lẽ đạo đức th́ Rudolph bảo hắn rằng: "Tao thích nghe mày nói như vậy". Dao bầu không c̣n là một con chó thường nữa mà là một con chó có đạo đức.

Giai đoạn thứ ba. Chúng ta đă ca tụng thể diện tiểu thị dân của Dao bầu, thể diện này đă thay thế cho tính phóng túng thô lỗ, nhưng táo bạo của nó. Bây giờ chúng ta biết rằng để xứng đáng là một "sinh vật có đạo đức", th́ hắn cũng hấp thu cái điệu đi đứng và phong độ của một người tiểu tư sản:

Trông dáng hắn đi người ta tưởng hắn là một người tiểu thị dân vô hại nhất thế giới

Nội dung mà Rudolph đưa vào cuộc đời đă được cải tạo một cách phê phán của Dao bầu, lại c̣n bi thảm hơn h́nh thức bên ngoài nữa. Rudolph phái hắn sang châu Phi, để "hiến cho thế giới không tín ngưỡng một tấm gương sống và bổ ích về sự hối lỗi". Từ nay, hắn không c̣n tiêu biểu cho nhân tính cố hữu của hắn nữa, mà tiêu biểu cho một giáo lư đạo Cơ Đốc.

Giai đoạn thứ tư. Sự chuyển biến có tính phê phán - đạo đức đă biến Dao bầu thành một người b́nh tĩnh và thận trọng, một người mà hành vi của ḿnh là do sự sợ hăi và sự khôn ngoan thực tiễn chi phối.

Murph, v́ tính giản đơn không kín đáo, nên hay lộ bí mật đă cho chúng ta biết rằng "Dao bầu không hé răng nói một tiếng nào về việc hành h́nh tên Thầy giáo, v́ sợ ḿnh bị liên lụy"

Vậy là Dao bầu biết rằng việc hành h́nh tên Thày giáo là một hành động phạm pháp. Sở dĩ hắn không nói một tiếng nào về vụ đó, chính là v́ hắn sợ bị liên lụy. Dao bầu khôn ngoan thật!

Giai đoạn thứ năm. Dao bầu đă tiến bộ rất nhiều trong việc tự tu dưỡng về mặt đạo đức đến mức là hắn lĩnh hội sự trung thành như chó của hắn đối với Rudolph dưới h́nh thức văn minh. Sau khi đă cứu Germain thoát chết, hắn nói với Germain rằng:

"Tôi có một người đỡ đầu, người này đối với tôi cũng giống như chúa đối với các linh mục vậy; tôi thật muốn quỳ gối trước người đó"

Và trong tư tưởng th́ hắn đă quỳ gối trước chúa của hắn.

"Ông Rudolph - hắn nói tiếp với Germain - che chở cho anh. Tôi nói "ông" mặc dù đáng lẽ tôi phải nói "đức ông". Nhưng tôi quen gọi ông ta là ông Rudolph, và ông cũng cho phép tôi gọi như thế"

Ông Szeliga, trong cơn khoái trí có tính phê phán, kêu lên rằng: "Sự tỉnh ngộ đáng quư, sự trưởng thành đáng quư biết bao!".

Giai đoạn thứ sáu. Dao bầu kết thúc một cách xứng đáng cuộc đời trung thành thuần tuư của hắn, cuộc đời con chó có đạo đức của hắn, bằng cách là cuối cùng để cho người ta đâm chết, nhằm cứu đức ông hảo tâm của hắn. Khi Bộ xương giơ dao đâm ông hoàng th́ Dao bầu nắm lấy cánh tay của tên sát nhân. Bộ xương liền đâm hắn. Và lúc hấp hối. Dao bầu nói với Rudolph:

"Tôi có lư do nói rằng cái thân giun dế như tôi" (một con chó) "đôi khi cũng có thể có ích cho một đức ông vĩ đại như ông"

Thêm vào câu tuyên bố kiểu chó đó, một câu đă tóm tắt tất cả cuộc đời có tính phê phán của Dao bầu th́ mảnh giấy trong miệng hắn nói:

"Thế là chúng ta hết nợ nần nhau, ông Rudolph nhé. Ông đă bảo rằng tôi có trái tim và ḷng danh dự mà"

Thế rồi ông Szeliga hết sức kêu lớn lên:

"Rudolph đă trả lại "Dao bầu" cho nhân loại"(?), "công lao lớn biết bao!"

2. SỰ BÓC TRẦN NHỮNG BÍ MẬT CỦA TÔN GIÁO CÓ TÍNH PHÊ PHÁN, HAY LÀ FLEUR DE MARIE2*

a. "Hoa cúc" tư biện

Trước khi chuyển sang bàn về Fleur de Marie của Eugène Sue, chúng tôi c̣n phải nói đôi lời về "Hoa cúc" tư biện của ông Szeliga.

"Hoa cúc" tư biện trước hết là một sự sửa chữa nào đó. Vấn đề là ở chỗ ông Szeliga lo rằng bạn đọc có thể rút từ cấu tạo của ông ra kết luận rằng dường như Eugène Sue

"đă tách rời sự mô tả cơ sở khách quan" (mô tả "trật tự thế giới") "với sự phát triển của những lực lượng cá nhân đang tác động mà người ta chỉ có thể hiểu được trong mối liên hệ với cơ sở đó"

Ngoài nhiệm vụ sửa chữa sự hiểu lầm mà ông Szeliga tŕnh bày như vậy cho bạn đọc, Hoa cúc c̣n chấp hành một sứ mệnh siêu h́nh khác trong bản "anh hùng ca của chúng ta" tức là "bản anh hùng ca" của ông Szeliga.

"Trật tự thế giới và những sự biến có tính anh hùng ca c̣n chưa kết hợp một cách nghệ thuật thành một chỉnh thể thống nhất thực sự nếu như chúng chỉ chằng chịt với nhau thành một mớ hỗn độn mầu sắc sặc sỡ và biểu hiện ra trước chúng ta dưới h́nh thức một sự biến đổi nhanh chóng khi là một mảnh trật tự thế giới" nào đó, khi là một màn kịch. Muốn h́nh thành một thể thống nhất thực sự th́ cần làm cho cả hai yếu tố - những bí mật của cái thế giới hỗn độn ấy và sự sáng tỏ, sự thẳng thắn và ḷng tin mà Rudolph dựa vào để thâm nhập và khám phá ra những bí mật đó - xung đột với nhau trong một cá nhân duy nhất... Hoa cúc cũng sẽ chấp hành nhiệm vụ đó"

Ông Szeliga xây dựng Hoa cúc y hệt như Bauer xây dựng Đức mẹ.

Một bên là "cái có tính thần thánh" (Rudolph) được gán cho là có "đủ mọi uy lực và tự do" và có nguyên tắc năng động duy nhất. Một bên là "Trật tự thế giới" tiêu cực với những con người thuộc về trật tự thế giới đó. Trật tự thế giới là "cơ sở của hiện thực". Muốn cho cơ sở đó không "bị hoàn toàn vứt bỏ", hoặc muốn cho "tàn dư cuối cùng của trạng thái tự nhiên không bị tiêu diệt", muốn cho bản thân thế giới c̣n hưởng được một phần nào đó "nguyên tắc phát triển" mà, đối lập với thế giới. Rudolph tập trung vào bản thân ḿnh; muốn cho "cái có nhân tính không bị mô tả thành hoàn toàn không có tự do và không có tính năng động", - muốn tất cả những điều đó th́ ông Szeliga tất phải rơi vào "mâu thuẫn của ư thức tôn giáo". Mặc dù ông ta cắt rời trật tự thế giới với hoạt động của nó, do đó tạo ra nhị nguyên luận về quần chúng chết cứng và sự phê phán (Rudolph), ông ta lại vẫn buộc phải nhân nhượng cho thế giới và quần chúng có một số thuộc tính của thần và xây dựng ở Hoa cúc sự thống nhất tư biện của hai cái là Rudolph và thế giới (Xem "Sự phê phán những tác giả phúc âm giống nhau", tập I, tr.39).

Ngoài những quan hệ thực tế tại giữa chủ nhà ("lực lượng cá nhân" đang tác động) với ngôi nhà của anh ta ("cơ sở khách quan"), tư biện thần bí cũng như mỹ học tư biện c̣n cần có một nhân tố thứ ba là sự thống nhất cụ thể và tư biện, nghĩa là cần có một chủ khách thể hợp cả nhà lẫn chủ nhà vào cùng một nhân vật duy nhất. V́ tư biện không ưa nghiên cứu tỉ mỉ những môi giới tự nhiên nên nó không thấy rằng cùng "một mảnh trật tự thế giới" như ngôi nhà chẳng hạn, đối với người này - ví dụ đối với chủ ngôi nhà - th́ là "cơ sở khách quan", c̣n đối với người khác - ví dụ người xây dựng ngôi nhà đó - th́ lại là "một sự biến có tính anh hùng ca". Sự phê phán có tính phê phán chê trách "giáo điều về sự thống nhất" của "nghệ thuật lăng mạn", "thể thống nhất hiện thực" và với mục đích đó đem thay thế mối liên hệ tự nhiên và có tính người giữa trật tự thế giới và sự biến thế giới bằng một mối liên hệ ảo tưởng, một chủ - khách thể thần bí, giống như Hegel đă đem thay thế mối quan hệ hiện thực giữa người và giới tự nhiên bằng một chủ - khách thể tuyệt đối vừa là toàn thể giới tự nhiên vừa là toàn thể nhân loại, tức tinh thần tuyệt đối.

Ở Hoa cúc có tính phê phán, "tội lỗi phổ biến của thời đại, tội lỗi của bí mật" trở thành "bí mật của tội lỗi", hệt như ở anh hàng xén nợ nần chồng chất, tội lỗi phổ biến của bí mật trở thành bí mật của nợ nần.

Căn cứ vào việc xây dựng ra Đức Mẹ th́ Hoa cúc nói cho đúng ra phải là mẹ của Rudolph, đấng cứu thế mới. Chính Szeliga cũng đă tuyên bố như vậy:

"Tính nhất quán logic yêu cầu Rudolph phải là con trai của Hoa cúc"

Nhưng v́ Rudolph không phải là con trai mà là bố đẻ của Hoa cúc, nên ông Szeliga đă khám phá được ở trong đó "một bí mật mới tức là thường thường hiện tại không sinh ra tương lai từ trong ḷng nó mà lại sinh ra quá khứ đă mất đi từ lâu rồi". Hơn nữa, ông ta c̣n khám phá ra một bí mật khác lớn hơn và trực tiếp mâu thuẫn với thống kê học của quần chúng, tức là "một đứa trẻ nếu như đến lượt nó không trở thành người cha hoặc người mẹ mà lại chết đi trong trắng và ngây thơ... th́ xét về bản chất...con gái".

Tư tưởng của ông Szeliga hoàn toàn nhất trí với tư biện của Hegel khi ông "căn cứ vào tính nhất quán logic" mà cho rằng con gái là mẹ của cha cô. Trong triết học lịch sử cũng như trong triết học tự nhiên, đạo Cơ Đốc đẻ ra tà giáo, kết quả đẻ ra nguyên nhân.

Sau khi chứng minh rằng "do tính nhất quán logic" Hoa cúc phải là mẹ của Rudolph, ông Szeliga tiếp theo đó lại chứng minh một điều trái ngược: "để hoàn toàn phù hợp với quan niệm mà nàng là hiện thân trong bản anh hùng ca của chúng ta, nàng không bao giờ nên trở thành người mẹ". Điều đó ít ra cũng chứng minh quan niệm về anh hùng ca của chúng ta và tính nhất quán logic của ông Szeliga là mâu thuẫn nhau.

Hoa cúc tư biện chẳng qua chỉ là "hiện thân của quan niệm". Nhưng quan niệm ǵ chứ: "Nhiệm vụ mà nàng vẫn đảm đương dường như là mô tả giọt lệ đau khổ cuối cùng mà quá khứ đă để rơi trước khi biến đi măi măi". Nàng là h́nh ảnh của giọt nước mắt ngụ ư, và thậm chí cái vai tṛ cỏn con đó của ḿnh, nàng vẫn chỉ "dường như" đóng nó mà thôi.

Chúng tôi cũng không theo dơi sự miêu tả về sau của ông Szeliga về Hoa cúc. Chúng tôi để mặc cho nàng theo chỉ thị của ông Szeliga mà vui thú "h́nh thành sự đối lập kiên quyết nhất đối với bất cứ ai", một sự đối lập thần bí cũng thần bí như đặc tính của thượng đế.

Chúng tôi cũng không có ư định truy cứu đến cùng "bí mật thực sự""thượng đế đă chôn vào ḷng người" và Hoa cúc tư biện "dường như vẫn" chỉ ra. Chúng tôi tạm thời bỏ Hoa cúc của ông Szeliga để chuyển sang xem Fleur de Marie của Eugène Sue và những phép mầu có tính phê phán mà nhà cứu nhân độ thế Rudolph đă thực hiện ở nàng.

b. Fleur de Marie

Chúng tôi gặp Fleur de Marie trong đám tội phạm, như là một cô gái điếm, làm nô lệ cho mụ chủ quán rượu chứa chấp bọn tội phạm. Mặc dù sống trong cảnh nhục nhă đó, nàng vẫn giữ được tâm hồn cao thượng của con người, tính tự nhiên, vẻ đẹp của con người. Những phẩm chất đó làm cho những người xung quanh phải kính nể, khiến cho nàng thành bông hoa thơ mộng trong đám tội phạm và đặt cho nàng cái tên Fleur de Marie.

Cần quan sát kỹ lưỡng Fleur de Marie ngay khi nàng mới ra mắt để có thể so sánh h́nh dáng đầu tiên của nàng với biến dạng có tính phê phán của h́nh dạng đó.

Tuy liễu yếu đào tơ nhưng Fleur de Marie cũng biểu hiện ngay là nàng đầy sức sống, tinh lực dồi dào, tâm hồn vui vẻ, tính t́nh hoạt bát, nghĩa là những phẩm chất mà riêng chúng cũng có thể giải thích sự phát triển hợp tính người của nàng trong hoàn cảnh không có tính người của nàng.

Khi bị Dao bầu đe dọa, nàng tự bảo vệ bằng kéo. Đây là cảnh khi chúng ta gặp nàng lần đầu. Trong cảnh đó, trước mắt chúng ta, nàng không phải là một con cừu non không có khả năng tự vệ, cúi đầu khuất phục trước bạo lực, mà là một cô gái biết bảo vệ quyền lợi của ḿnh và có thể kiên tŕ đấu tranh.

Tại quán rượu của bọn tội phạm ở phố Fèves, nàng thuật lại cho Dao bầu và Rudolph nghe cuộc đời của ḿnh. Trong khi thuật lại, nàng đă dùng cái cười để đáp lại sự châm chọc của Dao bầu. Nàng tự chê trách là sau khi ra tù nàng đă vung phí vào du lịch và trang sức mất tất cả ba trăm franc mà nàng kiếm được trong tù, đáng lẽ ra th́ nên đi kiếm việc làm, "nhưng chẳng có ai khuyên bảo em cả". Việc hồi tưởng lại cái thảm hoạ trong đời sống của nàng là bán ḿnh cho mụ chủ quán rượu của bọn tội phạm làm cho nàng cảm thấy buồn bă. Bấy giờ lần đầu tiên trong đời, nàng nhớ lại tất cả những sự biến ấy... "Thật thế, em cứ nghĩ đến quá khứ là đau ḷng... làm một người thành thực tất là rất tốt". Dao bầu châm chọc: ừ th́ nàng cứ làm người thành thực đi, nàng liền kêu lên: "Thành thực! trời ơi! anh bảo em có thể thành thực bằng cách nào chứ!?“ Nàng kiên quyết tuyên bố rằng "Em không phải là kẻ hay khóc sướt mướt", nhưng t́nh cảnh sinh hoạt của nàng thật đáng buồn - "điều đó rất không vui". Sau hết, trái với sự sám hối theo lối đạo Cơ Đốc th́ đối với quá khứ của ḿnh, nàng nêu lên cái nguyên tắc của con người, vừa có tính khắc kỉ vừa mang tính cách Epicurus, nguyên tắc của con người tự do và kiên cường:

"Rút cục, cái ǵ đă làm là đă làm rồi"

Bây giờ chúng ta hăy theo Fleur de Marie trong cuộc dạo chơi đầu tiên với Rudolph.

"Nghĩ tới t́nh cảnh ghê sợ của ḿnh, chắc cô thường cảm thấy đau khổ phải không?" - Rudolph khao khát mở một cuộc bàn luận về đạo đức, cất tiếng hỏi như vậy.

Cô gái trả lời:

"Vâng, em đă nhiều lần ngắm nh́n sông Seine qua dăy lan can, nhưng sau đó em ngoảnh lại nh́n những bông hoa và vừng thái dương và tự nhủ rằng: sông sẽ cứ ở măi đây, c̣n ta mới hơn 16 xuân xanh. Nào ai biết nhỉ? Trong giờ phút đó, em cảm thấy ḿnh không đáng bị cái số phận đó, em cảm thấy ḿnh c̣n có cái ǵ tốt đẹp. Em tự nhủ rằng đă nếm đủ mùi đau khổ, nhưng ít ra xưa nay ḿnh chưa từng hại ai cả"

Như vậy là Fleur de Marie coi t́nh cảnh của ḿnh không phải là cái kết quả mà nàng tự do sáng tạo ra, không phải là sự biểu hiện của cá nhân nàng, mà là một số phận không xứng đáng với nàng. Số phận không may đó có thể thay đổi. Nàng c̣n rất trẻ.

Trong quan niệm của Marie, thiệnác không phải là những khái niệm đạo đức trừu tượng về thiện và ác. Nàng sở dĩ thiện là v́ nàng không làm ai đau khổ cả, nàng bao giờ cũng đối xử một cách hợp với tính người đối với hoàn cảnh không có tính người. Nàng sở dĩ thiện là v́ mặt trời và hoa đă vạch ra cho nàng cái bản tính trong trắng như mặt trời và hoa của nàng. Cuối cùng nàng sở dĩ thiện là v́ nàng c̣n trẻ, c̣n chứa chan hy vọng và đầy sức sống. Cảnh ngộ của nàng không tốt v́ nó gây ra một sự cưỡng bức không tự nhiên đối với nàng, v́ nó không phải là sự biểu hiện những thiên tính có tính người của nàng, v́ nó không phải là sự thực hiện những nguyện vọng có tính người của nàng, v́ nó đày đoạ người ta và chẳng có lạc thú ǵ. Không phải nàng dùng lư tưởng về thiện mà là dùng cá tính vốn có của ḿnh, bản tính tự nhiên của ḿnh làm thước đo cảnh ngộ sinh hoạt của ḿnh.

Trong ḷng giới tự nhiên, nơi mà xiềng xích của đời sống tư sản đă rời bỏ, Fleur de Marie có thể tự do biểu hiện bản tính của ḿnh, do đó bộc lộ thú vui sống trên đời, t́nh cảm dạt dào, niềm vui say sưa hợp tính người trước cái đẹp của tự nhiên, tất cả những cái đó đều chứng tỏ rằng cảnh ngộ của nàng trong xă hội tư sản chỉ mới làm tổn thương cái bề mặt của bản chất của nàng, rằng cảnh ngộ đó chỉ là vận rủi mà thôi, c̣n bản thân nàng th́ chẳng thiện cũng chẳng ác, chỉ có tính người thôi.

"Ngài Rudolph ơi, hạnh phúc biết bao !... cỏ cây, đồng nội !... Nếu ngài cho phép em xuống xe th́ tốt lắm... Trời đẹp quá... Em muốn chạy nhảy trên nhừng băi cỏ này quá chừng!"

Bước xuống xe ngựa nàng đi hái nhiều bông hoa cho Rudolph và "vui đến nỗi cơ hồ không nói nên lời", v.v. Rudolph bảo nàng rằng ông sẽ đưa nàng đến ấp trại của bà George. Nơi đây nàng sẽ thấy những chuồng chim câu và chuồng ḅ, nơi đây sẽ có sữa, có bơ, hoa quả, v.v. Đấy là những ân trời đối với cô bé này. Nàng sẽ thích thú lắm, - đấy là ư nghĩ chủ yếu của nàng. "Thậm chí ngài cũng không thể tưởng tượng rằng em muốn vui chơi biết nhường nào". Nàng nói một cách rất ngây thơ với Rudolph rằng số phận không may của nàng là do tự bản thân nàng gây ra: "Mọi việc đă xảy ra là do em không biết tiết kiệm tiền bạc". Cho nên nàng khuyên Rudolph nên tiết kiệm và gửi tiền vào quỹ tiết kiệm. Trí tưởng tượng của nàng hoàn toàn tập trung vào những toà lâu đài trên không mà Rudolph xây dựng cho nàng. Nàng trở nên sầu muộn chỉ v́ nàng "đă quên mất hiện tại” và "sự trái ngược giữa hiện tại đó với ảo tưởng về một cuộc đời tươi vui khiến nàng tưởng nhớ lại cảnh ngộ đáng kinh sợ của ḿnh".

Cho tới đây, chúng ta thấy Fleur de Marie trong bộ mặt lúc đầu không có tính phê phán của nàng. Ở đây Eugène Sue đă vượt lên trên thế giới quan hạn chế của ḿnh. Ông đả kích vào những thiên kiến của giai cấp tư sản. Bây giờ ông trao Fleur de Marie cho nhân vật chính là Rudolph để tạ cái tội ngạo mạn của ḿnh, để được sự tán dương của các ông già bà già, của toàn thể cảnh sát Paris, của tôn giáo hiện hành và của "sự phê phán có tính phê phán".

Rudolph trao Fleur de Marie cho bà George - một bà già bất hạnh mắc bệnh u buồn và mê tín - trông nom. Bà đón tiếp ngay cô gái trẻ với những lời nói ngọt ngào: "Thượng đế ban phúc lành cho những kẻ yêu Người và sợ Người... những kẻ bất hạnh và hối lỗi". Rudolph, vĩ nhân của "sự phê phán thuần tuư" đă cho gọi Laporte, một linh mục đáng thương và đầy óc thành kiến. Vị linh mục này được giao nhiệm vụ cải tạo một cách có phê phán tính cách của Fleur de Marie.

Marie vui vẻ và ngây thơ đến gặp vị linh mục già này. Với sự thô bạo kiểu Cơ Đốc giáo vốn có của ông, Eugène Sue để cho một thứ "bản năng đáng kinh ngạc" tỉ tê với Marie rằng "sự hổ thẹn sẽ chấm dứt ở nơi mà sự sám hốichuộc tội bắt đầu", nghĩa là ngay trong nhà thờ, nơi duy nhất cứu vớt được con người. Ông ta quên khuấy đi sự ngay thẳng vui vẻ của Marie trong cuộc du lịch, sự vui thích mà cái đẹp của tự nhiên và t́nh thân ái của Rudolph đă làm nảy nở và chỉ tiêu tan đi khi nàng nghĩ đến ḿnh phải trở về với mụ chủ quán của những kẻ phạm tội.

Linh mục Laporte tỏ ngay ra có một thái độ siêu phàm xuất chúng. Câu nói đầu tiên của ông ta là:

"Ḷng nhân từ của Thượng đế thật vô cùng vô tận, con yêu quư ạ! Người đă chứng tỏ cho con thấy điều đó bằng cách không vứt bỏ con khi con đau khổ... Con người độ lượng cứu vớt con khỏi bước đường cùng đă thực hiện lời nói trong Kinh thánh" (xin chú ư: thực hiện lời nói trong Kinh thánh chứ không phải mục đích của con người). "Kẻ nào gọi Chúa, Chúa sẽ phù hộ, kẻ nào kêu gọi Chúa, Chúa sẽ thể theo ư nguyện của kẻ đó. Chúa sẽ nghe lời kêu than của kẻ đó và cứu vớt kẻ đó... Chúa sẽ hoàn thành sự nghiệp của Chúa"

Marie chưa hiểu dụng ư độc ác và lời thuyết giáo đó của linh mục. Nàng trả lời:

"Con sẽ cầu nguyện cho những ai nhân từ với con và đưa con về với Chúa"

Nàng trước hết nghĩ đến con người đă cứu vớt nàng chứ không phải nghĩ tới thượng đế và nàng muốn cầu nguyện cho người đó chứ không phải cầu nguyện cho sự xá tội của ḿnh. Nàng hy vọng lời cầu nguyện của nàng có thể cứu vớt người khác. Hơn nữa, nàng c̣n ngây thơ đến nỗi tưởng ḿnh đă trở về với thượng đế rồi. Linh mục cho rằng ḿnh cần phải đập tan cái ảo tưởng trái với ḷng tin ấy. Ông ngắt lời nàng:

"Chẳng bao lâu nữa con sẽ được xá tội, sẽ được tha thứ những tội lỗi của con... v́ đúng như đấng tiên tri đă nói. Chúa phù hộ cho tất cả những người sắp sa ngă"

Xin chú ư lời nói xa lạ với tính người của vị linh mục: chẳng bao lâu nữa con sẽ được xá tội! Tội lỗi của con c̣n chưa được tha thứ.

Khi gặp người con gái, Laporte cố sức thức tỉnh ở nàng ư thức về tội lỗi, c̣n khi chia tay nàng, Rudolph lại tặng nàng chiếc thập ác bằng vàng tượng trưng cho tội đóng đinh câu rút đang chờ đợi nàng.

Marie đă sống một thời gian trong ấp trại của bà George. Trước hết chúng ta hăy nghe trộm câu chuyện giữa vị linh mục già Laporte với bà George. Vị linh mục cho rằng người ta không thể nghĩ tới việc "gả chồng" cho Marie "v́ dù có mọi sự bảo đảm của Laporte cũng chẳng có người đàn ông nào dám bất chấp cái quá khứ đă làm nhơ nhớp tuổi xuân của nàng". Ông nói thêm rằng nàng "phải chuộc lại những tội ác lớn" và "ư thức về đạo đức ắt sẽ tránh cho nàng khỏi sa ngă". Giống như anh tư sản mạt hạng, ông ta chứng minh khả năng giữ ǵn đạo đức: "Ở Paris, có nhiều tấm ḷng từ thiện". Vị linh mục giả nhân giả nghĩa cũng thừa biết rằng từng giờ từng phút những người Paris từ thiện đó thờ ơ đi qua bên cạnh những cô bé 7, 8 tuổi bán rong diêm hoặc những hàng tương tự đến tận nửa đêm, trên những phố huyên náo nhất, giống như Marie thuở trước, và số phận sau này của các em ấy hầu hết cũng sẽ chẳng khác ǵ số phận Marie.

Vị linh mục tự đặt cho ḿnh nhiệm vụ làm cho Marie sám hối; trong thâm tâm, ông ta đă định tội của nàng rồi. Chúng ta hăy theo dơi Fleur de Marie trong một cuộc dạo chơi buổi chiều khi tiễn linh mục về nhà.

"Con của ta ơi" - vị linh mục bắt đầu cất tiếng ngọt ngào - "con ơi hăy nh́n ra chân trời bao la, mà lúc này mắt ta không thấy nó tận cùng ở đâu nữa" (đó là buổi chiều tối). "Ta có cảm giác rằng sự im lặng và bao la này dường như cho ta ư niệm về sự vĩnh cửu... Ta nói với con điều này, Marie ạ, v́ con là người dễ nhạy cảm với cái đẹp của sáng tạo... Ta luôn xúc động khi thấy sự im lặng và bao la đó gây một khoái cảm tôn giáo cho con - một con người đă từ lâu không có cảm xúc tôn giáo"

Vị linh mục đă thành công trong việc biến sự say sưa trong trắng ngây thơ của Marie trước cái đẹp của tự nhiên thành sự sùng bái tôn giáo. Đối với nàng, tự nhiên đă bị hạ thấp xuống đến mức được nàng coi là tự nhiên Cơ Đốc hoá, sùng đạo, là tạo vật. Bầu trời trong sáng đă bị bôi nhọ và biến thành sự tượng trưng mờ nhạt cho sự vĩnh cửu bất động. Marie hiểu rằng tất cả mọi biểu hiện có tính người của bản chất của nàng đều là "tội lỗi", xa rời tôn giáo, xa rời ơn trên chân chính, là vô đạo, vô thần. Vị linh mục cần làm cho Marie tự cảm thấy ḿnh xấu xa ô uế và cần thiêu huỷ tất cả mọi lực lượng tự nhiên và tinh thần của cô gái đó để cho cô tiếp nhận được cái ân siêu tự nhiên mà ông đă hứa hẹn, tức chịu lễ rửa tội.

Khi Marie muốn xưng tội về một điều ǵ đó với linh mục và cầu xin vị linh mục sự tha thứ th́ ông ta trả lời:

"Chúa đă chứng minh với con rằng Người vốn nhân từ"

Marie không nên coi sự khoan dung mà nàng được hưởng là quan hệ tự nhiên và dĩ nhiên giữa một con người đồng chủng đối với nàng, một con người khác, đồng loại, mà phải coi đó là ḷng từ thiện và khoan dung thần bí, siêu tự nhiên, siêu nhân loại, và phải coi sự khoan dung của con người ḷng từ thiện của thượng đế. Nàng phải biến tất cả những quan hệ tự nhiên và có tính chất người thành mối quan hệ ở thế giới bên kia với thượng đế. Cách trả lời của Fleur de Marie đối với những câu nói suông của vị linh mục về ḷng nhân từ của thượng đế chứng tỏ rằng giáo lư tân giáo đă làm cho nàng sa đoạ đến mức nào rồi.

Nàng bảo rằng một khi nàng ở trong một hoàn cảnh mới, tốt đẹp hơn th́ nàng chỉ cảm thấy có hạnh phúc mới:

"Lúc nào con cũng tưởng nhớ ông Rudolph. Con thường thường ngước mắt lên trời nhưng không phải để t́m thượng đế mà t́m Rudolph để tạ ơn ông. Đúng thế, thưa cha, con đă tự trách ḿnh về điều đó; con đă nghĩ đến ông ấy nhiều hơn là thượng đế, v́ ông ấy đă làm cho con cái mà duy chỉ thượng đế mới làm được... Con sung sướng, sung sướng như một người đă vĩnh viễn thoát khỏi một nguy hiểm lớn"

Fleur de Marie đă cho rằng việc ḿnh tiếp thu hoàn cảnh hạnh phúc mới trong đời sống, đúng như nó thực sự biểu hiện ra, rằng việc ḿnh cảm thấy nó là một hạnh phúc mới, rằng việc có một thái độ tự nhiên chứ không phải siêu tự nhiên đối với hoàn cảnh đó, là việc đáng trách. Nàng trách ḿnh là đă coi người cứu ḿnh đúng như trong thực tế, là cứu tinh của ḿnh, chứ không thay thế người đó bằng vị cứu tinh trong tưởng tượng tức thượng đế. Nàng đă nhiễm phải sự giả nhân giả nghĩa của tôn giáo, nó đem sự cảm ơn của ta đối với người khác quy vào thượng đế và nhất loạt coi tất cả mọi cái ǵ hợp với tính người trong con người là xa lạ với con người và nhất loạt coi tất cả mọi cái ǵ trái với tính người trong con người là sở hữu thực sự của con người.

Marie kể tiếp rằng sự chuyển biến tôn giáo trong tư tưởng, t́nh cảm của nàng và trong thái độ của nàng đối với cuộc sống là nhờ bà George và Laporte.

"Khi ông Rudolph đưa con ra khỏi thành phố, con đă có ư thức lờ mờ về sự thấp kém của địa vị của con. Nhưng sự dạy dỗ, khuyên bảo và tấm gương sáng của cha và của bà George khiến con có thể hiểu rằng... trước kia con đă có tội đúng hơn là bất hạnh... Cha và bà George đă làm con hiểu được rằng tội lỗi của con nặng nề vô cùng"

Như vậy nghĩa là nàng phải chịu ơn bà George và linh mục Laporte về chỗ thay cho ư thức có tính người, do đó có thể chịu đựng được về địa vị thấp kém của ḿnh, nàng đă thấm nhuần được ư thức Cơ Đốc giáo do đó không thể chịu đựng được về tội lỗi vô hạn của ḿnh. Vị linh mục và bà George giả nhân giả nghĩa đă dạy nàng tự xét ḿnh theo quan điểm của đạo Cơ Đốc.

Marie cảm thấy tất cả sự đau khổ về tinh thần mà nàng gặp phải. Nàng nói:

"Sự thức tỉnh của ư thức về thiện ác là đáng sợ cho con như vậy th́ tại sao người ta không phó mặc con cho số phận hẩm hiu?... Nếu người ta bỏ mặc con trong cái vực thẳm trước kia th́ có lẽ sự cùng khốn và những trận đ̣n đă nhanh chóng kết liễu đời con, ít ra con cũng chết mà không biết ǵ đến sự trong trắng mà dù con thèm khát thế nào cũng không bao giờ đạt được"

Vị linh mục sắt đá trả lời:

"Ngay một con người phẩm chất cao thượng nhất, nếu như ch́m ngập một ngày trong hố bùn mà con người cứu khỏi ấy, sau khi ra rồi cũng sẽ lưu lại trên trán một vết nhơ không bao giờ gột sạch. Đây là quy tắc không thể lay chuyển của pháp luật thượng đế"

Fleur de Marie đau xót thấm thía trước lời nguyền rủa ngọt ngào của vị linh mục liền kêu lên:

"Vậy, cha thấy đó, con sẽ tuyệt vọng suốt đời rồi"

Tên nô lệ già nua của tôn giáo trả lời:

"Con phải từ bỏ mọi hy vọng xé bỏ cái trang bi thảm đó trong đời sống của con, nhưng c̣n phải chờ mong ḷng nhân từ vô hạn của thượng đế. Nơi đây, trên trần thế, con đáng thương của ta, con chỉ được có nước mắt, sám hối, chuộc tội, nhưng một ngày kia, trên kia, nơi thiên đường, con sẽ được xá tội và hạnh phúc đời đời!"

Marie chưa mất lư trí đến mức tự an ủi bằng hạnh phúc đời đời và sự xá tội trên thiên đường.

"Xin hăy thương con, xin thượng đế hăy thương con! - nàng kêu lên - Con c̣n trẻ như thế này... Ôi! bất hạnh cho con biết bao!"

Bây giờ sự nguy hiểm giả nhân giả nghĩa của vị linh mục đă lên tới cực điểm:

"Trái hẳn lại, đây là hạnh phúc của con, Marie ạ, hạnh phúc của con! Chúa khiến con phải hối hận, một sự hối hận đau khổ nhưng tốt lành, nó chứng minh tính cảm thụ tôn giáo của linh hồn con... Mỗi đau khổ của con đều sẽ được đền bù trên thiên đường. Hăy tin lời ta. Thượng đế đă nhất thời để con đi vào đường ta, để sau này dành cho con cái vinh dự của sám hối và phần thưởng đời đời xứng đáng với sự chuộc tội"

Từ đó trở đi, Marie đă trở thành nô lệ cho cái ư thức về tội lỗi của ḿnh. Nếu như trước đây trong hoàn cảnh bất hạnh nhất, nàng đă biết bồi dưỡng cho ḿnh cái cá tính người đáng yêu, trong điều kiện khuất phục cùng cực bên ngoài, nàng đă nhận thức được rằng bản chất người của ḿnhbản chất thực sự của ḿnh, th́ giờ đây, dưới con mắt của nàng, cái dơ bẩn của xă hội hiện đại làm tổn thương nàng ở bên ngoài lại trở thành bản chất nội tại của nàng; do đó, sự tự dằn vặt thường xuyên bằng cách nhớ lại vết nhơ đó đă trở thành nghĩa vụ của nàng, đă trở thành nhiệm vụ sống mà chính thượng đế đă định sẵn cho nàng, đă trở thành cái mục đích tự nó của sự tồn tại của nàng. Nếu trước kia nàng c̣n khoe khoang rằng: "em không phải là kẻ hay khóc sướt mướt", và cho rằng "cái ǵ đă làm là đă làm rồi" th́ giờ đây, đối với nàng, sự tự dằn vặt đă trở thành một điều tốt lành, c̣n sự sám hối đă trở thành một vinh dự.

Sau này, người ta phát hiện rằng Fleur de Marie là con gái của Rudolph. Khi chúng ta lại gặp nàng th́ nàng trở thành quận chúa Geroldstein. Chúng ta hăy nghe câu chuyện nàng nói với cha.

"Con đă phí công cầu nguyện thượng đế cứu con thoát khỏi những sự ám ảnh đó, cho trái tim con chỉ tràn ngập ḷng thành kính đối với thượng đế và những niềm hy vọng thiêng liêng, sau hết để thượng đế hoàn toàn tiếp nhận con v́ con muốn hoàn toàn hiến ḿnh cho Người... Nhưng thượng đế không lắng nghe lời cầu nguyện của con, chắc hẳn đó là v́ sự quyến luyến của con đối với trần tục khiến con không xứng đáng giao thiệp với Người"

Sau khi hiểu rằng, những lầm lạc của ḿnh đều là những tội lỗi vô hạn đối với thượng đế th́ người ta chỉ tin chắc là được thượng đế cứu vớt và rủ ḷng từ bi khi người ta hoàn toàn hiến dâng ḿnh cho thượng đế và hoàn toàn không màng tưởng ǵ đến cơi đời và việc trần. Sau khi Fleur de Marie hiểu rằng việc nàng thoát khỏi cảnh ngộ không có tính người là một phép màu của thượng đế th́ bản thân nàng phải biến thành một thánh đồ để xứng đáng với phép màu đó. T́nh yêu nhân loại của nàng phải chuyển hoá thành t́nh yêu tôn giáo, sự ham thích hạnh phúc trên trần thế phải chuyển hoá thành sự ngưỡng vọng tới hạnh phúc đời đời, sự thoả măn trần tục phải chuyển hoá thành niềm hy vọng thiêng liêng, sự giao thiệp với người đời phải chuyển hoá thành sự giao thiệp với thượng đế. Thượng đế phải hoàn toàn nắm lấy nàng. Bản thân nàng vạch ra cho chúng ta thấy cái bí mật v́ sao thượng đế không hoàn toàn nắm lấy nàng. Nàng c̣n chưa hoàn toàn hiến dâng ḿnh cho thượng đế, trái tim nàng c̣n bị việc trần chi phối. Đó là tia chớp cuối cùng của bản tính lành mạnh của nàng. Cuối cùng nàng đă hoàn toàn hiến dâng cho thượng đế bằng cách hoàn toàn từ bỏ cơi trần và bước vào tu viện.

"Tu viện không phải là nơi
Của kẻ nào không có tội lỗi
Thật nhiều và thật lớn
Đến mức cả sớm lẫn chiều
Không thể gặp được niềm tin
Được ăn năn hối lỗi"
(Goethe)2

Nhờ mánh khoé của Rudolph, ở tu viện, Fleur de Marie được sắc phong viện trưởng nữ tu viện. Ban đầu nàng từ chối chức vị đó cho rằng ḿnh không đủ tư cách. Mụ viện trưởng cũ khuyên nàng:

"Con yêu quư, ta nói thêm đôi lời: trước khi vào giáo hội, đời con lầm lạc bao nhiêu th́ trái lại cũng trong trắng và đáng khen bấy nhiêu nên những đức hạnh phúc âm mà con đă nêu gương ở đây từ khi con đến với chúng ta, đă đền bù và chuộc lại được trước mặt Chúa bất cứ quá khứ tội lỗi nặng nề như thế nào"

Qua lời nói của viện trưởng nữ tu viện, chúng ta thấy rằng những đức hạnh trần tục của Fleur de Marie đều biến thành những đức hạnh phúc âm, hoặc nói đúng hơn, những đức hạnh thực tế của nàng phải biểu hiện dưới h́nh thức biếm hoạ phúc âm.

Marie trả lời viện trưởng nữ tu viện:

"Thưa đức mẹ, con cho rằng hiện nay con có thể đồng ư nhận chức vị đó được"

Đời sống ở tu viện không thích hợp với cá tính của Marie - nàng chết. Đạo Cơ Đốc chỉ an ủi nàng trong tưởng tượng. Hoặc sự an ủi của đạo Cơ Đốc đối với nàng chính là sự tiêu diệt đời sống hiện thực và bản chất hiện thực của nàng, là cái chết của nàng.

Như vậy là lúc đầu Rudolph đă biến Fleur de Marie thành một cô gái có tội biết ăn năn hối lỗi, tiếp đó biến cô gái có tội biết ăn năn hối lỗi thành nữ tu sĩ, cuối cùng biến nữ tu sĩ thành thây ma. Khi chôn cất nàng, ngoài vị linh mục Cơ Đốc ra c̣n có vị linh mục phê phán là Szeliga đọc điếu văn.

Szeliga gọi cuộc đời "vô tội" của Fleur de Marie là cuộc đời "tạm" và đối lập cuộc đời đó với "tội lỗi vĩnh viễn và khó quên". Ông ta ca tụng nàng, ông nói "hơi thở cuối cùng" của nàng là "lời cầu nguyện ḷng nhân từ và sự tha thứ". Nhưng giống như vị mục sư Tin Lành, sau khi tŕnh bày tính tất yếu của ơn trên của Chúa, sự góp phần của người chết vào tội tổ tông phổ biến và ư thức mạnh mẽ của người chết về tội lỗi của ḿnh, liền quay sang ca tụng theo lối trần tục đức hạnh của người chết, ông Szeliga cũng đă dùng đến lối nói như sau:

"Và dù sao bản thân nàng cũng không việc ǵ mà phải cầu xin sự tha thứ"

Cuối cùng, ông ta đặt lên mộ Marie đoá hoa khô héo nhất của tài hùng biện giáo hội:

"Với trái tim trong trắng hiếm thấy ở con người, nàng đă vĩnh viễn từ biệt cơi đời"

Amen!

3. SỰ BÓC TRẦN NHỮNG BÍ MẬT CỦA PHÁP LUẬT

a. Thầy giáo, hay là lư luận mới về h́nh phạt. Bí mật đă bị bóc trần của chế độ buồng giam cá nhân. Những bí mật của y học

Thầy giáo là một tội phạm có thể chất mạnh như Hercules và có nghị lực tinh thần dồi dào. Xét theo tŕnh độ giáo dục th́ y là một người có học thức và có giáo dục. Là một lực sĩ tính nóng như lửa, y xung đột với pháp luật và tập quán của xă hội tư bản mà tiêu chuẩn chung là sự tầm thường, tinh thần mềm yếu và sự giao dịch êm thắm. Y trở thành kẻ giết người và sa ngă vào sự phóng đăng, đàng điếm như một người bẩm tính cường bạo mà không t́m đâu được hoạt động thích đáng có tính người.

Rudolph vớ lấy tên tội phạm này. Ông ta muốn cải tạo y một cách phê phán và dùng y để sáng tạo ra một tấm gương cho giới pháp luật. Sự tranh chấp giữa ông ta với giới pháp luật không phải là về bản thân "h́nh phạt" mà là về các loại và phương thức của h́nh phạt. Theo câu nói độc đáo của một y sĩ da đen là David th́ Rudolph đă phát minh ra một thứ lư luận về h́nh phạt xứng đáng với "luật gia nghiên cứu về luật h́nh vĩ đại nhất ở nước Đức" và từ đó, lư luận ấy thậm chí có cái may mắn là được một nhà nghiên cứu luật h́nh người Đức ủng hộ một cách nghiêm túc theo kiểu Đức và triệt để theo kiểu Đức. Rudolph thậm chí không ngờ rằng có thể vượt lên trên các luật gia nghiên cứu về luật h́nh; tham vọng của ông ta là muốn trở thành "một luật gia nghiên cứu về luật h́nh vĩ đại nhất", primus inter pares3. Ông ta sai vị y sĩ da đen David làm mù mắt Thầy giáo.

Ban đầu, Rudolph lắp đi lắp lại măi những lời bác bỏ đă nhằm chống lại tử h́nh: tử h́nh chẳng có tác dụng ǵ đối với tội phạm, chẳng có tác dụng ǵ đối với nhân dân, nhân dân chỉ nh́n thấy đấy là một tṛ tiêu khiển.

Ngoài ra, ông ta xác định sự khác nhau giữa Thầy giáo và linh hồn của Thầy giáo. Cái mà ông ta muốn không phải là cứu vớt con người Thầy giáo thực tế mà là cứu vớt tinh thần cho linh hồn của Thầy giáo. Ông ta lên giọng dạy đời rằng:

"Cứu vớt một linh hồn là sự nghiệp thiêng liêng... Chúa cứu thế đă phán bảo: mỗi tội lỗi đều có thể chuộc được nhưng chỉ là đối với ai thành tâm sám hối và chuộc tội. Quá tŕnh từ toà án đến đoạn đầu đài là quá ư ngắn ngủi... Ngươi" (Thầy giáo) "đă lạm dụng sức lực của ḿnh để làm bậy... ta sẽ làm tê liệt sức lực của ngươi... Ngươi sẽ phải run sợ trước những kẻ yếu đuối nhất... H́nh phạt của ngươi sẽ tương xứng với tội lỗi của ngươi... nhưng h́nh phạt đáng sợ đó ít ra cũng dành cho ngươi chân trời hối cải vô hạn... ta chỉ bắt ngươi xa rời thế giới bên ngoài để ngươi ch́m đắm trong đêm tối mịt mùng, một ḿnh hồi tưởng lại tội lỗi của ḿnh... Ngươi sẽ buộc phải nh́n lại chính ḿnh... Cái ư thức của ngươi đă bị ngươi hạ thấp đi, sẽ thức tỉnh và sẽ đưa người tới hối cải"

Rudolph coi linh hồn thiêng liêng, thể xác con người là trần tục; do đó ông ta chỉ coi linh hồn là bản chất chân thực, v́ rằng theo sự mô tả có tính phê phán của ông Szeliga về loài người th́ linh hồn là thuộc về thiên đường. Thành thử thể xác và sức lực của Thầy giáo không thuộc về loài người; không nên cải tạo biểu hiện sống của sức lực đó một cách hợp với tính người, không nên trả nó về với loài người, cũng không nên đối xử với nó như một cái ǵ về bản chất là có tính người. Thầy giáo đă lạm dụng sức lực của ḿnh, Rudolph đă làm tê liệt, phá huỷ, tiêu diệt sức lực đó. Muốn giải thoát khỏi những biểu hiện xuyên tạc của một lực lượng bản chất nào đó của con người th́ chẳng có thủ đoạn nào có tính phê phán hơn là tiêu diệt lực lượng bản chất ấy. Đó cũng là thủ đoạn của đạo Cơ Đốc khi móc mắt nếu mắt gây ra tội ác, chặt tay nếu tay gây ra tội ác, tóm lại giết chết thể xác nếu thể xác gây ra tội ác, v́ mắt, tay, thể xác vốn chỉ là những cái đuôi thừa và tội lỗi của con người. Muốn chữa bệnh tật của tính người th́ phải tiêu diệt tính người. Không khác ư kiến của luật học "có tính phê phán" ở điểm này, luật học của quần chúng cũng cho rằng việc phá huỷ, việc làm tê liệt lực lượng của con người chính là liều thuốc giải độc đối với những biểu hiện có hại của những lực lượng ấy.

Điều làm cho vĩ nhân của sự phê phán thuần tuư là ông Rudolph lúng túng trong luật h́nh thông thường là quá tŕnh từ toà án đến đoạn đầu đài xảy ra quá nhanh. Trái lại, ông ta muốn kết hợp sự trả thù tội nhân với sự chuộc tội của tội nhân và sự nhận thức của anh ta về tội ác của bản thân, sự trừng phạt về thể xác với sự trừng phạt về tinh thần, sự đau khổ cảm thấy được với sự đau khổ không cảm thấy được của sự sám hối. H́nh phạt trần tục phải đồng thời là thủ đoạn của đạo Cơ Đốc để giáo dục đạo đức.

Thứ lư luận về h́nh phạt kết hợp luật học với thần học ấy, "bí mật đă bị bóc trần của những bí mật" ấy chẳng phải ǵ khác hơn là lư luận về h́nh phạt của giáo hội Thiên Chúa Bentham đă tŕnh bày tỉ mỉ trong tác phẩm "Lư luận về phạt và thưởng". Cũng trong tác phẩm này, Bentham c̣n chứng minh rằng mọi h́nh phạt hiện nay đều không có hiệu nghiệm về mặt đạo đức. Ông gọi mọi thứ h́nh phạt do pháp luật quy định là "những bài thơ nhại ở toà án".

H́nh phạt mà Rudolph dùng để trừng trị Thầy giáo cũng là h́nh phạt mà Origen sử dụng đối với chính ḿnh, Rudolph đă thiến Thầy giáo bằng cách cắt bỏ một cơ quan của y là hai con mắt. "Con mắt là bó đuốc của thân thể". Chính Rudolph đă dùng h́nh phạt làm mù mắt, điều đó khiến cho bản năng tôn giáo của ông ta được rạng rỡ. Đó là h́nh phạt thông dụng trong toàn bộ đế quốc Cơ Đốc giáo Byzantine và thịnh hành trong thời kỳ trẻ trung và cường thịnh của những nhà nước Germania Cơ Đốc của Anh và Pháp. Tách rời con người với thế giới cảm tính bên ngoài, giam hăm anh ta trong thế giới nội tâm trừu tượng của ḿnh nhằm buộc anh ta phải cải tà quy chính - làm mù anh ta - đấy là kết luận tất nhiên rút ra từ giáo lư của đạo Cơ Đốc, theo đó th́ sự thực hiện đầy đủ sự phân ly đó, việc hoàn toàn ngăn cách người ta với thế giới và việc người ta tập trung tinh lực vào "cái tôi" duy linh chủ nghĩa của ḿnh là bản thân đức hạnh. Khi Rudolph không bắt chước những điều người ta làm ở Byzantine và ở Francia - đem nhốt Thầy giáo vào một tu viện thực sự - th́ ít ra ông ta cũng giam Thầy giáo vào một tu viện quan niệm, một tu viện tối đen như mực mà ánh sáng của thế giới bên ngoài không thể lọt vào được, một tu viện trong đó chỉ có lương tâm không hoạt động và ư thức nhận tội của ḿnh, một tu viện trong đó chỉ ẩn náu những hồi ức hư ảo mà thôi.

Một thứ e thẹn tư biện nào đó không cho phép ông Szeliga thẳng thắn thừa nhận lư luận về h́nh phạt của nhân vật chính của ḿnh là Rudolph, một thứ lư luận kết hợp h́nh phạt trần tục với sự sám hối và chuộc tội theo kiểu đạo Cơ Đốc. Ông Szeliga không công khai thừa nhận như thế mà lén lút gán cho Rudolph - dĩ nhiên là cũng dưới h́nh thức cái bí mật lần đầu tiên bị vạch ra trước thế giới - một thứ lư luận chủ trương rằng h́nh phạt phải làm cho tội phạm trở thành "quan toà" xét xử tội lỗi của "bản thân" ḿnh.

Bí mật của bí mật đă bị bóc trần ấy chính là lư luận của Hegel về h́nh phạt. Theo Hegel th́ h́nh phạt là bản án mà tội phạm tự tuyên bố với bản thân ḿnh. Gans đă phát triển tỉ mỉ lư luận đó. Ở Hegel, lư luận ấy là cái vỏ ngoài tư biện của cái jus talionis4* cổ đại mà Kant đă phát triển lên thành lư luận về h́nh phạt duy nhất trong pháp luật. Ở Hegel, việc tội phạm tự định tội ḿnh vẫn chỉ là một "ư kiến", một sự giải thích tư biện về những h́nh phạt kinh nghiệm thông dụng. V́ vậy, ông c̣n để cho h́nh thức h́nh phạt tuỳ thuộc vào mỗi giai đoạn phát triển của nhà nước, nghĩa là ông duy tŕ h́nh phạt như nó hiện tồn tại. Chính ở chỗ này ông tỏ ra là một nhà phê phán lớn hơn con vẹt phê phán học đ̣i ông. Cái thứ lư luận về h́nh phạt thừa nhận tội phạm cũng là con người th́ chỉ có thể làm được điều đó trong trừu tượng, trong tưởng tượng chính là v́ h́nh phạt cưỡng chế đều mâu thuẫn với phương thức hành động của con người. Vả lại, lư luận đó không thể thực hiện được. Sự độc đoán thuần tuư chủ quan sẽ thay thế cho pháp luật trừu tượng, v́ trong mỗi vụ án, việc làm cho h́nh phạt thích hợp với cá tính của tội phạm là tuỳ thuộc vào quyền định đoạt của những quan chức "đạo cao đức trọng". Plato đă hiểu rằng luật pháp nhất định phải phiến diện và không xét đến cá tính. Trái lại trong những quan hệ hợp với tính người, h́nh phạt thực ra sẽ chỉ là sự tự kết án của người mắc lỗi mà thôi. Chẳng ai nghĩ đến việc đi thuyết phục tội phạm rằng bạo lực từ bên ngoài của người khác đối với anh ta là bạo lực của anh ta đối với chính ḿnh. Trái lại anh ta sẽ thấy những người khác là những vị cứu tinh tự nhiên giải thoát anh ta khỏi h́nh phạt mà anh ta tự khép cho ḿnh, nghĩa là quan hệ sẽ hoàn toàn đảo ngược.

Rudolph nói ra ư nghĩ thầm kín của ḿnh tức là để lộ ra mục đích chọc mù mắt khi ông ta bảo Thầy giáo rằng:

"Mỗi lời nói của anh sẽ là một lời cầu nguyện"

Rudolph muốn dạy Thầy giáo cầu nguyện. Ông muốn biến tên kẻ cướp có sức khoẻ như Hercules đó thành một thày tu chẳng có công việc nào khác hơn là cầu nguyện. So với sự tàn nhẫn này của đạo Cơ Đốc th́ lư luận thông thường về h́nh phạt, thứ lư luận chỉ biết có chém đầu khi muốn tiêu diệt một người nào đó, là nhân đạo biết bao. Sau hết, hiển nhiên là mỗi khi đặt ra một cách nghiêm chỉnh nhiệm vụ cải tạo tội phạm, sự lập pháp chân chính có tính quần chúng thường tỏ ra hợp lư và nhân đạo hơn nhiều so với Harun al-Rashid. Nếu đem so sánh với cực h́nh làm Thầy giáo mù mắt th́ bốn khu di dân nông nghiệp ở Hà Lan và khu di dân đày tội phạm Ostwald ở Alsace đều là những cuộc thí nghiệm thực sự hợp với tính người. Rudolph đă tiêu huỷ con người của Fleur de Marie bằng cách phó mặc cô cho vị linh mục đày đoạ và cho ư thức về tội lỗi cắn rứt, đă tiêu huỷ con người của Dao bầu bằng cách tước đoạt tính độc lập của con người và bằng cách d́m y xuống địa vị chó giữ nhà, cũng vậy, Rudolph đă tiêu huỷ con người của Thầy giáo bằng cách móc mắt anh ta để anh ta học "cầu nguyện".

Hơn nữa, mọi hiện thực sau khi được "sự phê phán thuần tuư" cải tạo một cách "giản đơn" đều như thế cả, nghĩa là thành sự bóp méo hiện thực và sự trừu tượng vô nghĩa lư tách rời hiện thực.

Theo ông Szeliga th́ ngay sau khi Thầy giáo bị mù, một phép mầu đạo đức đă được thực hiện.

Ông mách chúng ta:

"Thầy giáo đáng ghê sợ đột nhiên thừa nhận lực lượng của sự thành thực và ngay thẳng; y nói với Dao bầu: Phải, tôi tin anh, anh chưa hề trộm cắp bao giờ"

Chẳng may là trong tác phẩm của Eugène Sue, c̣n lưu lại lời nhận xét của Thầy giáo về Dao bầu, trong đó cũng thừa nhận điều đó, nhưng quyết không phải là kết quả của sự mù mắt v́ rằng điều đó đă được nói trước đó. Trong câu chuyện riêng với Rudolph, Thầy giáo đă nói về Dao bầu như thế này:

"Song hắn không có khả năng bán rẻ bạn bè đâu. Không, hắn có chỗ tốt... hắn bao giờ cũng có những ư nghĩ kỳ quặc"

Như vậy là phép mầu đạo đức của ông Szeliga đă trở thành con số không. Bây giờ chúng ta hăy xem những kết quả thực sự của sự chữa chạy có tính phê phán của Rudolph.

Trước hết chúng ta thấy Thầy giáo cùng Cú vọ đi đến trại Bouqueval định lừa Fleur de Marie một vố. Tư tưởng hoàn toàn chi phối y dĩ nhiên là ư nghĩ trả thù Rudolph, nhưng y chỉ có thể trả thù một cách siêu h́nh, nghĩa là cố t́nh chọc tức Rudolph, cứ vắt óc nghĩ ra "điều xấu".

"Hắn đă cướp của ta thị lực, nhưng hắn không cướp được của ta ư nghĩ về điều ác"

Y kể cho Cú vọ tại sao y cho gọi mụ đến:

"Một thân một ḿnh với những con người thành thực đó, tôi cảm thấy buồn tẻ"

Nếu do sự ham thích có tính thầy tu và thú vật đối với sự tự hạ ḿnh của con người, Eugène Sue đă buộc Thầy giáo quỳ gối trước mụ phù thuỷ "Cú vọ" và tên ác ôn nhỏ "Thằng thọt", cầu xin chúng đừng bỏ rơi ḿnh, th́ nhà đạo đức học vĩ đại ấy lại quên rằng làm như thế là cho Cú vọ một sự tự măn ma quái. Bằng cách dùng bạo lực chọc mù mắt tội phạm, Rudolph muốn làm cho y tin chắc rằng dùng bạo lực thể xác là không đáng kể, nhưng kết quả lại là chứng minh cho y thấy sức mạnh của bạo lực thể xác; cũng vậy, ở đây, Eugène Sue dạy Thầy giáo thực sự thừa nhận toàn bộ sức mạnh của cảm giác. Ông ta dạy Thầy giáo hiểu rằng không có nó th́ người ta không c̣n là trang nam nhi nữa mà trở thành tṛ cười thoả chí cho bầy trẻ. Ông ta làm cho Thầy giáo tin rằng thế giới xứng đáng với những tội ác của Thầy giáo, v́ chỉ cần Thầy giáo bị mù mắt là sẽ bị thế giới hành hạ. Ông ta làm Thầy giáo mất nốt ảo tưởng cuối cùng của con người v́ Thầy giáo tin ở sự trung thành của Cú vọ. Thầy giáo đă có lần nói với Rudolph rằng "mụ ta có thể v́ tôi mà lăn vào nơi nước sôi lửa bỏng". Nhưng để hoàn toàn thoả măn dục vọng của ḿnh, Eugène Sue đă làm cho Thầy giáo thốt ra tiếng kêu cực kỳ tuyệt vọng.

"Trời ơi, Trời hỡi, hỡi Trời ơi!"

Bây giờ th́ Thầy giáo đă biết "cầu nguyện" rồi! Và Eugène Sue thấy "lời cầu nguyện không cố ư ấy trước ḷng nhân từ của thượng đế" là "một thứ ư trời nào đó".

Lời cầu nguyện không cố ư đó là kết quả thứ nhất của sự phê phán của Rudolph. Liền sau đó, là sự sám hối không tự nguyện ở trại Bouqueval, nơi đây, Thầy giáo đă mơ thấy vong hồn của tất cả những kẻ bị y giết hại.

Chúng ta hăy bỏ qua sự mô tả tỉ mỉ về giấc mơ đó và trở lại xem cảnh tượng trong hầm của "Cánh tay đỏ" ở đó chúng ta thấy Thầy giáo được cải tạo một cách phê phán đang bị xiềng xích, bị chuột cắn nát ḿnh mẩy, chết đói dở, đang gầm lên như thú rừng và hầu như phát điên lên v́ sự hành hạ của Cú vọ và Thằng thọt. Thằng thọt đem Cú vọ nộp cho Thầy giáo. Chúng ta hăy ngắm nh́n Thầy giáo đang ra tay giết Cú vọ. Y không những bắt chước nhân vật chính Rudolph về bề ngoài bằng cách móc mắt Cú vọ mà c̣n bắt chước về mặt tinh thần bằng cách lắp lại những câu hỏi giả dối và bằng cách che đậy hành động tàn bạo của ḿnh sau những câu giả nhân giả nghĩa. Khi Cú vọ vừa sa vào tay y, y tỏ ra có một "niềm vui đáng sợ" và giọng y run lên v́ giận dữ:

"Ngươi biết rơ chứ - y nói - ta không muốn kết thúc ngay cuộc đời ngươi... ác giả ác báo... ta phải nói chuyện lâu với ngươi trước khi giết ngươi... ngươi sẽ phải chịu sự khủng khiếp... Trước hết, ngươi thấy đấy... kể từ giấc mơ ở trại Bouqueval làm cho ta thấy lại tất cả những tội ác trước kia của chúng ta, kể từ giấc mơ đó, nó cơ hồ làm cho ta phát điên lên... nó sẽ làm cho ta phát điên lên... ta đă có sự thay đổi lạ lùng... Ta đă ghê tởm sự tàn bạo trước kia của ta... trước hết, ta không cho phép ngươi hành hạ nữ danh ca5*, nhưng điều đó c̣n là nhỏ... dụ ta vào chiếc hầm này, để ta chịu đói rét ở đây... như thế là ngươi đă phó mặc một ḿnh ta cho những ư nghĩ đáng sợ... Ôi! Ngươi chưa nếm cảnh cô đơn... sự cô đơn đă tẩy sạch hồn ta. Ta không cho rằng có thể như thế được... có lẽ ta ít tội lỗi hơn trước kia, chứng cớ là ta cảm thấy sung sướng vô hạn khi ở đây ta tóm được ngươi... một con quỷ dữ... không phải để trả thù cho ta mà... là để trả thù cho những nạn nhân của chúng ta... phải, ta sẽ làm tṛn nghĩa vụ của ta khi chính tay ta trừng phạt ṭng phạm của ta... hiện nay, ta ghê tởm những vụ giết người trước kia của ta, nhưng... người có thấy như thế là kỳ quặc không ? - ta không chút sợ hăi và thản nhiên giết ngươi một cách ghê gớm bằng những thủ đoạn tinh vi ghê gớm... hăy nói đi... hăy nói đi... ngươi có hiểu thế không ?"

Trong mấy câu ấy, Thầy giáo đă vội vă gẩy cả một bản đàn ngụy biện đạo đức.

Điều mà y nói ra trước hết là biểu hiện công khai của ư muốn trả thù. Y muốn ác giả ác báo! Y muốn giết Cú vọ nhưng lại muốn dùng lời thuyết giáo dài ḍng để kéo dài sự đau khổ trước giờ chết của nó. Và bài diễn văn - một thứ ngụy biện tuyệt vời biết bao! - mà y dùng để hành hạ Cú vọ là lời thuyết giáo đạo đức. Y quả quyết rằng giấc mơ ở Bouqueval đă cải tạo ḿnh. Nhưng y đồng thời lại để lộ tác dụng thực sự của giấc mơ đó bằng cách thừa nhận rằng nó cơ hồ đă làm và sẽ làm cho y phát điên. Để chứng minh sự cải tà quy chính của ḿnh, y dẫn ra sự kiện là y đă cấm ngược đăi nữ danh ca. Ở Eugène Sue, những nhân vật (trên kia là Dao bầu, bây giờ là Thầy giáo) đều biểu hiện những ư định của bản thân nhà văn - những ư định đă quyết định tác giả làm cho những nhân vật ấy hành động như thế này chứ không phải như thế kia - như là kết quả của những sự suy nghĩ của bản thân họ, như là động cơ tự giác của những hành vi của họ. Họ phải thường xuyên nói rằng: tôi đă sửa được điểm này, điểm kia và điểm nọ, v.v. V́ họ không sống một cuộc đời thực sự có nội dung nên họ chỉ có thể hết sức nhấn mạnh trong lời nói của họ ư nghĩa của những hành vi không đáng kể như trường hợp bênh vực Fleur de Marie ở đây.

Sau khi đă cho chúng ta biết tác dụng tốt lành của giấc mơ ở Bouqueval, Thầy giáo c̣n phải giải thích cho chúng ta tại sao Eugène Sue giam y vào một cái hầm. Y phải chứng minh rằng cách làm của nhà viết truyện là hợp lư. Y phải nói với Cú vọ rằng: giam ta vào hầm, để cho chuột cắn ta, để cho ta khổ sở v́ đói khát, bằng cách đó ngươi đă hoàn thành việc cải tà quy chính của ta. Sự cô đơn đă tẩy sạch hồn ta.

Những tiếng gầm như thú dữ, sự điên cuồng và sự giận dữ, ư muốn trả thù ghê gớm khi Thầy giáo tiếp đón Cú vọ là mâu thuẫn hoàn toàn với những câu thuyết suông về đạo đức. Chúng bóc trần tính chất của những ư nghĩ của y trong nhà tù.

Thầy giáo h́nh như cũng cảm thấy điều đó, nhưng là nhà đạo đức phê phán, y có thể điều hoà mâu thuẫn ấy.

Thầy giáo tuyên bố rằng niềm "sung sướng vô hạn" của ḿnh v́ đă bắt được Cú vọ, chính là dấu hiệu của sự cải tà quy chính của ḿnh. Y muốn sự trả thù của y thực ra không phải là một ư muốn tự nhiên mà là một ư muốn có tính đạo đức. Y muốn trả thù không phải cho chính ḿnh mà cho những người bị y và Cú vọ hăm hại. Có giết Cú vọ đi chăng nữa cũng không phải là y mắc tội giết người, mà đây là làm tṛn nghĩa vụ. Y không trả thù Cú vọ nhưng với tư cách quan toà vô tư, y trừng phạt đồng loă của ḿnh. Y cảm thấy ghê sợ những tội giết người trước kia của y, tuy vậy (bản thân y cũng ngạc nhiên trước sự ngụy biện của ḿnh) y vẫn hỏi Cú vọ: "Ngươi có thấy như thế là kỳ quặc không? - ta không chút sợ hăi và thản nhiên giết người". Đồng thời v́ những nguyên nhân đạo đức không nêu rơ, y say sưa trong cảnh tượng giết người mà y định thực hiện, một cảnh "giết người một cách ghê gớm", "bằng những thủ đoạn tinh vi ghê gớm".

Việc Thầy giáo giết Cú vọ hoàn toàn phù hợp với tính cách của y, nhất là sau khi Cú vọ đă hành hạ y một cách độc ác. Nhưng việc y giết Cú vọ v́ những lư do đạo đức, việc y giải thích theo đạo đức cái thú vui dă man mà y cảm thấy trước vụ giết người ghê rợn, trước "những thủ đoạn tinh vi ghê gớm" của y, việc y lại phạm tội giết người để chứng tỏ ḷng hối hận của y về những tội giết người trước kia, việc y từ chối là kẻ giết người đơn giản trở thành một kẻ giết người hai mặt, có đạo đức, - tất cả cái đó chính là thành quả huy hoàng của liều thuốc có tính phê phán của Rudolph.

Cú vọ t́m cách thoát khỏi tay Thầy giáo. Thầy giáo thấy vậy càng giữ chặt.

"Hăy gượm, Cú vọ, ta phải giải thích xong xuôi cho ngươi biết ta đă dần dà đi đến hối hận như thế nào... sự giải thích này sẽ làm ngươi ghê sợ... nhưng nó sẽ chứng minh với ngươi rằng ta phải tàn nhẫn như thế nào khi ta v́ những người bị chúng ta hăm hại mà trả thù ngươi... ta phải gấp rút... niềm vui tóm được ngươi trong tay làm cho máu ta sôi lên... ta c̣n đủ thời gian làm cho những phút trước cái chết của ngươi trở thành kinh khủng bằng cách buộc ngươi phải nghe ta nói... Ta bị mù... nhưng tư tưởng của ta mang một h́nh thù cụ thể khiến cho ta không ngừng h́nh dung được một cách rơ rệt, hầu như sờ mó được... h́nh dáng của những người bị ta hăm hại... những quan niệm in lên hầu như một cách vật chất trong đầu óc ta. Khi mà sự hối hận được cộng thêm sự chuộc tội khắt khe đến ghê sợ... một sự chuộc tội nó biến đời chúng ta thành một đêm dài không ngủ đầy rẫy những ảo giác trả thù hay những ư nghĩ tuyệt vọng... th́ có lẽ bấy giờ sự tha thứ của con người sẽ kế tiếp sự hối hận và sự chuộc tội"

Thầy giáo tiếp tục nói những lời ba hoa giả dối, những lời khiến y lộ chân tướng là kẻ giả nhân giả nghĩa. Cú vọ phải nghe y kể rằng y đă dần dà đi tới sự hối hận như thế nào. Sự kể lể ấy làm cho Cú vọ không thích thú v́ nó chứng minh rằng nghĩa vụ của Thầy giáo là phải thẳng tay trả thù Cú vọ, không phải cho chính bản thân y, mà là cho tất cả những người bị họ hăm hại. Thầy giáo bỗng nhiên ngừng lời giáo huấn của ḿnh. Theo như y nói, y phải "gấp rút" chấm dứt lời giáo huấn, v́ khi y nghĩ y đang nắm Cú vọ trong tay th́ y vui sướng đến nỗi máu sôi lên trong toàn thân. Đây là lư do về mặt đạo đức khiến y phải rút ngắn lời giáo huấn lại! Nhưng sau đó y lại làm cho máu ḿnh b́nh tĩnh lại. Khoảng thời gian dài trong đó y đă thuyết phục đạo đức cho Cú vọ không phải vô ích đối với việc trả thù của y v́ nó "làm cho những phút trước cái chết" của Cú vọ "trở thành kinh khủng". Đấy là một lư do nữa về mặt đạo đức để y kéo dài lời giáo huấn của y! Chính v́ những lư do đạo đức mà Thầy giáo có thể thản nhiên tiếp tục bài thuyết giáo ở điểm mà y vừa bỏ dở.

Thầy giáo đă mô tả đúng đắn t́nh trạng của con người cách biệt với thế giới bên ngoài. Nếu đối với một người mà thế giới cảm tính biến thành ư niệm trần truồng th́ ngược lại người đó cũng biến ư niệm trần truồng thành thực thể cảm tính. Ảo ảnh trong tưởng tượng của anh ta có được h́nh thù thể xác. Trong biểu tượng của anh ta, h́nh thành một thế giới những ảo ảnh có thể sờ mó được, có thể cảm giác được. Đấy là cái bí mật của mọi mộng ảo thành kính và đồng thời đó cũng là h́nh thức chung của bệnh điên. Do đó, khi lắp lại những câu nói của Rudolph về "sức mạnh của sự sám hối và của sự chuộc tội gắn với sự đau khổ ghê gớm", Thầy giáo đă lắp lại trong t́nh trạng nửa điên rồ, và chứng minh rơ ràng bằng cái gương của ḿnh, rằng giữa ư thức của đạo Cơ Đốc về tội lỗi với bệnh loạn thần kinh có quan hệ hiện thực. Cũng vậy, khi cho rằng việc biến cuộc sống thực thành một đêm mộng mị đầy ảo ảnh là kết quả của sám hối và chuộc tội th́ Thầy giáo đă bóc trần trước chúng ta cái bí mật thực sự của sự phê phán thuần tuư và của sự cảm hoá của đạo Cơ Đốc. Cái bí mật đó chính là biến người thành ảo ảnh và biến cuộc sống của người thành cơi mộng.

Ở chỗ này, Eugène Sue cảm thấy hành động của tên cướp mù đối với Cú vọ đă làm hại như thế nào những tư tưởng cứu vớt linh hồn mà Rudolph đă gợi cho y. Cho nên Eugène Sue đă gán cho Thầy giáo câu nói sau:

"Ảnh hưởng tốt lành của những tư tưởng ấy là làm nguôi cơn giận của ta"

Do đó, Thầy giáo thú nhận là sự phẫn nộ có tính đạo đức của ḿnh chẳng phải ǵ khác hơn là sự giận giữ trần tục.

"Ta không đủ... can đảm... sức lực và quyết tâm để giết ngươi... không, ta không thể làm ngươi đổ máu... đấy sẽ là một vụ giết người" (y đă gọi đúng tên sự việc) "... có lẽ đó là một vụ giết người có thể tha thứ được... nhưng rút cục vẫn sẽ là một vụ giết người"

Cú vọ đă lợi dụng thời cơ thích hợp dùng dao găm đâm Thầy giáo một nhát. Bây giờ th́ Eugène Sue có thể để cho Thầy giáo giết Cú vọ mà không cần tiếp tục cuộc ngụy biện đạo đức nữa.

"Y đau quá rú lên... ngọn lửa khủng khiếp và ư muốn trả thù, của những cơn giận dữ của y, những bản năng khát máu của y, bị cuộc tấn công ấy đột ngột thức tỉnh và đưa đến tột đỉnh liền bùng nổ một cách đột ngột, ghê gớm, làm ch́m ngập nốt lư trí đă hết sức lung lay của hắn... A, đồ rắn độc!... ta đă nếm mùi răng của ngươi... ngươi sẽ không c̣n đôi mắt như ta"

Và y móc mắt Cú vọ.

Khi bản tính của Thầy giáo, nhờ sự cứu chữa của Rudolph, chỉ bị phủ lên một lớp sơn giả nhân giả nghĩa và nguỵ biện, chỉ bị nén xuống theo kiểu khổ hạnh, bùng ra th́ sự bùng ra đó càng mạnh mẽ và kinh khủng. Thật đáng cảm ơn cái việc Eugène Sue thừa nhận rằng lư tính của Thầy giáo đă bị lung lay khá mạnh bởi tất cả những sự kiện mà Rudolph đă sắp đặt.

"Tia sáng cuối cùng của lư tính của y đă tắt trong tiếng kêu hoảng hốt đó, trong tiếng kêu của một linh hồn bị đày đoạ..." (y trông thấy vong hồn của những người bị y giết hại) "Thầy giáo gào thét và rú lên như thú rừng đang phát cuồng... Y hành hạ Cú vọ cho đến chết"

Ông Szeliga lẩm bẩm một ḿnh:

"Thầy giáo không thể có sự chuyển biến"(!) "nhanh chóng"(!) "và máy móc"(!) "như Dao bầu"

Cũng như trước kia Rudolph đă đưa Fleur de Marie vào tu viện, nay Rudolph lại giam Thầy giáo vào nhà thương điên ở Bicêtre, Rudolph không những đă làm tê liệt lực lượng thể chất mà c̣n làm tê liệt lực lượng tinh thần của Thầy giáo. Mà không phải là không có lư do, v́ Thầy giáo đă mắc tội lỗi không những chỉ do lực lượng thể chất mà c̣n do lực lượng tinh thần của ḿnh gây ra, mà theo lư luận của Rudolph về trừng phạt th́ phải tiêu diệt những lực lượng có tội.

Nhưng hiện nay Eugène Sue c̣n chưa hoàn thành "sự sám hối và chuộc tội gắn liền với chí phục thù ghê gớm". Thầy giáo đă lại phục hồi được lư trí, nhưng v́ sợ sa lưới pháp luật, y ở lại Bicêtre và giả vờ điên. Eugène Sue quên rằng "mỗi lời nói của y đều phải là một lời cầu nguyện" thế mà rút cục, những lời nói của y đă thành những tiếng hú không rơ ràng và lời mê sảng của kẻ điên. Hay là có lẽ ông Sue đem nhập cục một cách châm biếm những biểu hiện đó của đời sống với những lời cầu nguyện.

Cái quan niệm h́nh phạt được áp dụng vào việc chọc mù mắt Thầy giáo theo lệnh của Rudolph - cũng tức là tách hẳn con người với thế giới bên ngoài và dùng bạo lực giam hăm con người vào trong t́nh trạng cô đơn sâu sắc về tinh thần, tức là kết hợp h́nh phạt pháp luật với sự khổ hạnh thần học - đă thể hiện dưới h́nh thức nổi bật nhất trong chế độ buồng giam cá nhân. Chính v́ thế mà Eugène Sue ca tụng chế độ buồng giam cá nhân:

"Qua hàng thế kỷ người ta mới hiểu được rằng chỉ có một thủ đoạn để khắc phục bệnh truyền nhiễm lây nhanh đang đe doạ cơ thể xă hội" (đó chính là sự đồi bại về đạo đức trong các nhà giam): "đó là cách ly tội phạm"

Ông Eugène Sue tán thành ư kiến của những người đáng kính cho rằng tội phạm tăng lên là do thiết lập nhà tù. Để cứu vớt tội phạm ra khỏi xă hội xấu xa, họ để cho tội phạm phải cô đơn trong xă hội.

Ông Eugène Sue tuyên bố:

"Tôi tự cho là may mắn nếu như tiếng nói yếu ớt của tôi cũng được nghe thấy cùng với những tiếng nói của tất cả những ai thẳng thắn và kiên tŕ yêu cầu áp dụng đầy đủ tuyệt đối chế độ buồng giam cá nhân"

Nguyện vọng của ông Eugène Sue chỉ thực hiện được một phần. Trong khóa họp hiện nay của Hạ nghị viện khi tranh luận về chế độ buồng giam cá nhân, ngay cả đến những nhân viên chính phủ bênh vực chế độ đó cũng phải thừa nhận rằng sớm muộn nó cũng làm cho tù nhân bị điên. V́ vậy những án tù trên mười năm đều đổi thành đi đày.

Nếu như các ông Tocqueville và Beaumont đă nghiên cứu đến nơi đến chốn cuốn tiểu thuyết của Eugène Sue th́ chắc chắn hai ông sẽ làm cho chế độ buồng giam cá nhân được thực hiện một cách tuyệt đối và đầy đủ.

Thật thế, nếu Eugène Sue tách tội phạm có lư trí b́nh thường ra khỏi xă hội để làm cho họ thành người điên th́ ông sẽ cho người điên trở về với xă hội loài người để họ khôi phục lại được lư trí:

"Kinh nghiệm chứng minh rằng sự cô lập là có lợi cho tội phạm ngồi tù bao nhiêu th́ cũng tai hại cho người điên bấy nhiêu"

Dù dùng lư luận của đạo Cơ Đốc về h́nh phạt hay dùng chế độ buồng giam cá nhân của phái Giám Lí, Eugène Sue và nhân vật phê phán của ông là Rudolph đều không làm cho pháp luật nghèo đi một bí mật nào cả, mà trái lại làm cho y học giàu thêm bằng những bí mật mới, mà xét cho cùng, phát hiện những bí mật mới cũng như vạch trần những bí mật đều là công trạng ngang nhau. Hoàn toàn nhất trí với Eugène Sue về việc Thầy giáo bị mù, sự phê phán có tính phê phán bảo chúng ta rằng:

"Hắn thậm chí không tin khi người ta bảo hắn rằng hắn mù cả hai mắt rồi"

Thầy giáo không thể tin rằng ḿnh bị mù, v́ sự thực y c̣n trông được. Eugène Sue mô tả một thứ bệnh đục thủy tinh thể mới và cho chúng ta biết một bí mật thực sự đối với nhăn khoa có tính không phê phán và có tính quần chúng.

Sau khi mổ, đồng tử sẽ có màu trắng. Rơ ràng đó là bệnh đục thủy tinh thể. Đành rằng cho tới nay, thứ bệnh ấy có thể gây ra bằng cách làm tổn thương đến thuỷ tinh thể mà hầu như không đau đớn ǵ, nhưng như thế không phải là hoàn toàn không đau đớn. Nhưng v́ y sĩ chỉ dùng phương thức tự nhiên chứ không phải phương thức phê phán để đạt được kết quả đó cho nên sau khi gây ra tổn thương th́ phải chờ mắt sưng lên và tiết ra một chất dịch làm cho thuỷ tinh thể mờ đi.

Ở chương III, quyển 3, chúng ta thấy một phép màu và một bí mật lớn hơn xuất hiện ở Thầy giáo.

Mắt người mù đă sáng lại:

"Cú vọ, Thầy giáo và Thằng thọt đă nh́n thấy vị linh mục và Fleur de Marie"

Nếu chúng ta không muốn theo gương "Sự phê phán những tác giả phúc âm giống nhau" mà giải thích hiện tượng đó là một phép mầu của tác giả th́ chúng ta phải giả định rằng Thầy giáo đă lại đi mổ thủy tinh thể rồi. Sau này y lại mù một lần nữa. Y mở mắt ra quá sớm nên ánh sáng kích thích gây ra viêm, kết quả là tổn thương đến vơng mạc và gây ra chứng mù không chạy chữa được nữa. Ở đây, toàn bộ quá tŕnh đó chỉ mất có một giây, đó là một bí mật mới đối với nhăn khoa không có tính phê phán.

b. Thưởng và phạt. Sự xét xử song trùng
(kèm biểu đồ)

Ông Rudolph đă vạch ra một thứ lư luận mới dùng việc thưởng người thiệnphạt kẻ ác để duy tŕ xă hội. Xét theo quan điểm không phê phán th́ thứ lư luận này chẳng phải là cái ǵ khác hơn là lư luận của xă hội hiện đại. Phải chăng trong xă hội này, việc thưởng người thiện và phạt kẻ ác là hiếm có hay sao? So với bí mật đă bị khám phá đó th́ Owen, một người cộng sản có tính quần chúng đă không có đầu óc phê phán đến mức nào khi ông coi chế độ thưởng phạt là sự thần thánh hoá sự khác nhau về đẳng cấp xă hội và là biểu hiện hoàn chỉnh của t́nh trạng chịu khuất phục một cách nô lệ.

Có thể cho rằng Eugène Sue đă có một phát hiện mới khi ông ta giao việc khen thưởng cho ngành tư pháp, - một thứ bổ sung đặc biệt cho việc xét xử h́nh sự - và không lấy làm thoả măn là chỉ có một lối xét xử, ông bèn phát minh ra hai lối xét xử. Tiếc thay, bí mật bị vạch trần đó chỉ là lặp lại một cách giản đơn một học thuyết cũ mà Bentham đă tŕnh bày tỉ mỉ trong tác phẩm nói trên. Song chúng ta không xoá nhoà vinh dự của Eugène Sue là đă tŕnh bày và phát triển đề nghị của ḿnh một cách có tinh thần phê phán hơn rất nhiều so với Bentham. Trong khi người Anh có tính quần chúng đó c̣n hoàn toàn dừng lại ở thế gian đầy tội lỗi th́ sự diễn dịch của Eugène Sue đă bay lên lĩnh vực phê phán của thiên đường. Ông nói:

"Để doạ kẻ ác, người ta đem vật chất hoá những kết quả mà người ta dự tính trước của cơn giận của thượng đế. Vậy tại sao không vật chất hoá như thế sự khen thưởng của thượng đế đối với người thiện và không dự tính trước sự khen thưởng ấy ở trên trần?"

Theo quan điểm không phê phán th́ t́nh h́nh trái hẳn lại: trong lư luận về h́nh phạt trên trời, người ta chỉ lư tưởng hoá lư luận và h́nh phạt trần thế; giống như trong lư luận về khen thưởng trên trời, người ta chỉ lư tưởng hoá sự nô dịch làm thuê trần tục. Nếu như xă hội không khen thưởng tất cả những người thiện th́ đó cũng là điều cần thiết để cho công lư của thượng đế có thể có một sự ưu việt nào đó so với công lư của loài người.

Để minh hoạ sự xét xử khen thưởng một cách phê phán của ḿnh, Eugène Sue đưa tiếp theo "một ví dụ về thứ chủ nghĩa giáo điều" (của Flora Tristan mà ông Edgar đă chỉ trích với tất cả "sự yên tĩnh của nhận thức") "của phụ nữ, một thứ chủ nghĩa giáo điều muốn có một công thức và nêu công thức đó phù hợp với những phạm trù của sự vật hiện đang tồn tại". Ông Eugène Sue đem đối chiếu cặn kẽ từng điều khoản của sự xét xử h́nh sự hiện hành mà ông hoàn toàn giữ lại, với bảng xét xử khen thưởng mà ông kèm thêm. Để tiện cho bạn đọc nh́n qua là thấy rơ ngay, chúng tôi tŕnh bày hệ thống mà ông đề ra cùng với những điểm tương ứng của sự xét xử h́nh sự thành một bản đối chiếu.

BẢNG XÉT XỬ
HOÀN THÀNH MỘT CÁCH PHÊ PHÁN

Xét xử hiện hành Xét xử bổ sung một cách phê phán
Tên gọi: Xét xử h́nh sự. Tên gọi: Xét xử việc thiện.
Tượng trưng: Tay cầm kiếm để chém đầu kẻ ác. Tượng trưng: Tay cầm ṿng hoa để đội cho người thiện.
Mục đích: Trừng trị kẻ ác, bỏ tù, lăng nhục, xử tử. Nhân dân biết sự kinh khủng của h́nh phạt đối với kẻ ác. Mục đích: Khen thưởng người thiện, tiền thưởng, tôn sùng, bảo đảm an toàn tính mạng. Nhân dân biết vinh dự rạng rỡ của người thiện.
Thủ đoạn phát hiện kẻ ác: Cảnh sát ḍ xét, đặc vụ để truy nă kẻ ác.

Thủ đoạn phát hiện người thiện: Mật thám đạo đức, đặc vụ để t́m ra người thiện.
Quyết định một người nào đó có phải là kẻ ác không: Les assises du crime, toà án bồi thẩm xét xử tội lỗi. Quan toà ghi chép và tuyên bố tội lỗi của bị cáo cho công chúng báo thù. Quyết định một người nào đó có phải là người thiện không: Assises de la vertu, toà án bồi thẩm xét xử việc thiện. Quan toà ghi chép và tuyên bố những việc thiện của bị cáo cho công chúng biểu dương.
T́nh h́nh tội phạm sau khi xét xử: Tội phạm chịu sự theo dơi của cảnh sát cao cấp. Được nuôi trong tù. Nhà nước chịu mọi khoản chi phí.

T́nh h́nh người làm việc thiện sau khi xét xử: Anh ta chịu sự giám đốc của sự nhân ái đạo đức tối cao. Được nuôi sống ở nhà ḿnh. Nhà nước chịu mọi khoản chi phí.
Thi hành bản án: Tội phạm bị đưa lên đoạn đầu đài.

Thi hành bản án: Đối diện với đoạn đầu đài có dựng lên một đài cao gọi là đài việc thiện và ngồi trên đó, là vị vĩ nhân làm viện thiện.

Xúc động trước bức tranh tưởng tượng đó, Eugène Sue kêu gọi:

"Ôi! Đó là không tưởng! Nhưng hăy giả định là một xă hội được tổ chức đúng như vậy!"

Đấy sẽ là tổ chức có tính phê phán của xă hội. Chúng ta buộc phải bảo vệ tổ chức đó mà Eugène Sue chê trách là cho tới nay vẫn chỉ là một không tưởng. Lại một lần nữa Eugène Sue quên mất "những giải thưởng cho hành vi đạo đức" phát hàng năm ở Paris mà ông vừa nói trên kia. Giải thưởng này thậm chí đặt ra dưới hai h́nh thức: giải thưởng vật chất hoặc giải thưởng Montyon để thưởng cho đàn ông và đàn bà đă làm được những hành vi cao quư, và giải thưởng rosière6*, dành cho những cô gái đạo đức hoàn mỹ. Ở đây thậm chí cũng không thiếu ṿng hoa hồng mà Eugène Sue yêu cầu.

C̣n như mật thám đạo đức và sự giám đốc của nhân ái đạo đức tối cao th́ phái ḍng Tên tổ chức từ lâu lắm rồi. Ngoài ra, những tờ báo "Journal des Jébats"3, "Siècle"4, "Petites affiches de Paris"5, v.v., hàng ngày đều đăng và ca tụng với giá phải chăng những đức hạnh, hành vi cao quư và công trạng của mọi bọn đầu cơ chứng khoán ở Paris, đấy là chưa kể mỗi chính đảng đều có tờ báo riêng của ḿnh để đăng và ca tụng những hành động chính trị cao thượng của đảng viên đảng ḿnh.

Ông già Voss đă chỉ rơ Homer c̣n tốt hơn các thần của ḿnh. V́ vậy chúng ta có thể coi là Rudolph tức "bí mật đă bị bóc trần của mọi bí mật" phải chịu trách nhiệm về những quan niệm của Eugène Sue.

Vả lại, ông Szeliga c̣n thêm rằng:

"Ngoài ra, trong cuốn tiểu thuyết của Eugène Sue thường có những đoạn xa rời ư chính của câu chuyện, những đoạn xen vào và những t́nh tiết, và tất cả những đoạn đó đều là sự phê phán"

c. Việc xoá bỏ sự dă man trong văn minh và sự thiếu pháp luật trong Nhà nước

Phương pháp dự pḥng của pháp luật nhằm xoá bỏ tội lỗi và do đó sự dă man trong văn minh là

"sự quản chế của nhà nước đối với con cái của tội phạm bị xử tử h́nh và của tội nhân bị tù chung thân"

Eugène Sue muốn tổ chức việc phân phối hành vi tội lỗi một cách tự do chủ nghĩa hơn. Từ nay, không c̣n gia đ́nh nào được đặc quyền cha truyền con nối về phạm tội nữa, và sự tự do cạnh tranh về phạm tội phải chiến thắng sự độc quyền về phạm tội.

C̣n như "sự thiếu pháp luật trong nhà nước" th́ Eugène Sue xoá bỏ bằng cách sửa lại mục "lạm dụng sự tín nhiệm" trong bộ luật h́nh của nước Pháp và nhất là bằng cách bổ nhiệm một loạt luật sư chính thức lĩnh lương cố định làm việc cho người nghèo. V́ vậy ông cho rằng ở Piedmont, ở Hà Lan, và những nước khác là những nơi có luật sư làm việc cho người nghèo, t́nh trạng thiếu pháp luật đă mất đi. Theo ông ta, việc lập pháp ở nước Pháp chỉ có mỗi khuyết điểm là không quy định lương bổng cố định cho những luật sư làm việc cho người nghèo và không trao cho họ trách nhiệm chuyên bênh vực người nghèo, và quá thu hẹp phạm vi do pháp luật quy định cho sự nghèo khổ. Dường như là sự thiếu pháp luật không phải chính là bắt đầu ngay trong thủ tục xét xử; dường như ở Pháp, từ lâu người ta chưa biết rằng bản thân luật pháp không đưa ra cái ǵ hết mà chỉ xác nhận quan hệ hiện có. Xem ra th́ sự khác nhau đă trở thành thông thường giữa luật phápsự thực vẫn c̣n là "bí mật của thành Paris" đối với nhà tiểu thuyết có tính phê phán.

Nếu ngoài sự bóc trần có tính phê phán đối với những bí mật của pháp luật, chúng ta lại xem thêm những cải cách vĩ đại mà Eugène Sue muốn thực hiện về phương diện những người chấp hành tư pháp th́ chúng ta sẽ có thể hiểu được tờ báo "Satan"6 ở Paris, trong đó dân một khu phố viết thư than phiền với "nhà đại cải cách kiêm chuyên gia kư hoạ" này rằng phố xá họ chưa có đèn thắp bằng hơi đốt. Ông Eugène Sue trả lời rằng ông ta sẽ t́m biện pháp trừ bỏ cái bất tiện đó trong quyển thứ sáu của tác phẩm "Con người lang thang suốt đời" của ông. Một khu phố khác than phiền về khuyết điểm của nền giáo dục sơ đẳng. Ông Eugène Sue hứa thực hiện cải cách nền giáo dục sơ đẳng cho khu đó trong quyển thứ mười của tác phẩm "Con người lang thang suốt đời" của ông.

4. BÍ MẬT BỊ BÓC TRẦN CỦA NHỮNG "QUAN ĐIỂM"

"Rudolph không dừng lại ở quan điểm cao siêu"(!) "của ḿnh... Ông không tiếc công sức dùng phương thức lựa chọn tự do để nắm được từ trên xuống dưới, từ phải sang trái các loại quan điểm" (Szeliga)

Một trong những cái bí mật chủ yếu của sự phê phán có tính phê phán là "quan điểm"việc dùng quan điểm để nhận xét quan điểm. Trước mắt nó, mỗi người cũng như mỗi sản phẩm tinh thần đều trở thành những quan điểm.

Chẳng có ǵ dễ hơn là đi sâu vào bí mật của quan điểm một khi đă hiểu rơ bí mật chung của sự phê phán có tính phê phán là lắp lại những lời lảm nhảm tư biện cũ kỹ.

Trước hết, hăy để cho bản thân sự phê phán qua cái miệng của vị gia trưởng là ông Bruno Bauer mà nói lên lư luận của ḿnh về "quan điểm".

"Khoa học... không bao giờ dính dáng đến một cá nhân nào đó hoặc một quan điểm nhất định nào đó... Dĩ nhiên là nó sẽ không quên xoá bỏ giới hạn của một quan điểm nào đó nếu thấy đáng bỏ công sức vào đấy và nếu những giới hạn đó thực sự có ư nghĩa quan trọng đối với toàn thể loài người; nhưng nó coi những giới hạn ấy là một phạm trù thuần tuư và tính quy định của tự ư thức, v́ vậy nó chỉ hướng về những ai có can đảm vươn lên tới tính phổ biến của tự ư thức, tức là những ai quyết không chịu giam hăm trong những giới hạn đó" ("Anekdota", quyển II, tr. 127)

Bí mật của sự táo bạo đó của Bauer, chúng ta thấy ở "Hiện tượng học" của Hegel. V́ trong "Hiện tượng học", Hegel đem tự ư thức thay thế cho con người cho nên ở đấy những biểu hiện nhiều vẻ nhất của hiện thực con người chỉ là một h́nh thức nhất định của tự ư thức, là tính quy định của tự ư thức. Nhưng tính quy định trần truồng của tự ư thức chỉ là một "phạm trù thuần tuư", một "tư tưởng" trần truồng cho nên tôi có thể xoá bỏ nó trong tư duy "thuần tuư" và khắc phục nó bằng tư duy thuần tuư. Trong "Hiện tượng học" của Hegel, cơ sở vật chất, cảm tính, vật thể của các h́nh thức tha hoá khác nhau của tự ư thức của loài người đều không được đếm xỉa đến và kết quả của toàn bộ công tŕnh phá hoại đó là một thứ triết học bảo thủ nhất, v́ quan điểm đó cho rằng nó đă chinh phục thế giới vật thể, hiện thực cảm tính, một khi nó đă biến thế giới đó thành một "vật của tư duy" thành tính quy định thuần tuư của tự ư thức và do đó hiện nay có thể hoà tan kẻ thù đă ether hoá trong" ether của tư duy thuần tuư". Như vậy, "Hiện tượng học" rút cục đi một cách hoàn toàn logic tới chỗ thay thế toàn bộ hiện thực của loài người bằng "tri thức tuyệt đối" - tri thức, v́ đó là phương thức tồn tại duy nhất của tự ư thức mà tự ư thức th́ được xem là phương thức tồn tại duy nhất của con người, - tuyệt đối, v́ tự ư thức chỉ biết có bản thân ḿnh và không c̣n bị g̣ bó bởi thế giới vật thể nào. Hegel biến con người thành tự ư thức của con người, - con người hiện thực nghĩa là sống trong thế giới vật thể hiện thực và bị ràng buộc bởi thế giới đó. Hegel đem lộn ngược thế giới, cho nó đứng bằng đầu nên có thể khắc phục mọi giới hạn trong đầu óc ḿnh, song không thể làm điều đó với cảm tính xấu xa, với con người hiện thực. Ngoài ra, tất nhiên ông cũng coi mọi cái chứng tỏ tính có hạn của tự ư thức phổ biến, tức là cảm tính, tính hiện thực cá tính của con người và của thế giới loài người đều là giới hạn cả. Toàn bộ "Hiện tượng học" đều nhằm chứng minh tự ư thứcthực tại duy nhất bao gồm tất thảy.

Gần đây, ông Bauer đă đổi tên tri thức tuyệt đối thành sự phê phán và đặt cho tính quy định của tự ư thức một thuật ngữ nghe ra th́ giản đơn hơn, tức quan điểm. Trong "Anekdota", cả hai thuật ngữ này vẫn được dùng song song, quan điểm vẫn c̣n được giải thích bằng tính quy định của tự ư thức.

"thế giới tôn giáo với tính cách như vậy" chỉ tồn tại với tính cách là thế giới của tự ư thức cho nên nhà phê phán có tính phê phán - nhà thần học ex professo7* - không sao tưởng tượng được rằng có một thế giới trong đó có sự khác nhau giữa ư thứctồn tại, một thế giới vẫn tiếp tục tồn tại như cũ khi tôi vứt bỏ sự tồn tại tưởng tượng của nó, tức sự tồn tại của nó với tính cách là phạm trù hoặc quan điểm, hay nói cách khác: khi tôi thay đổi ư thức chủ quan của chính tôi mà không thay đổi hiện thực vật thể một cách thực sự vật thể nghĩa là không thay đổi hiện thực vật thể của chính tôi và hiện thực vật thể của những người khác. V́ vậy, sự đồng nhất thần bí tư biện giữa tồn tại tư duy được lắp lại trong sự phê phán dưới h́nh thức đồng nhất không kém phần thần bí giữa thực tiễn lư luận. Do đó sự phê phán nổi trận lôi đ́nh đối với cái thực tiễn vẫn muốn rằng ḿnh là một cái ǵ khác với lư luận, đối với thứ lư luận vẫn muốn rằng ḿnh là một cái ǵ khác với sự hoà tan của một phạm trù nhất định nào đó vào "tính phổ biến vô hạn của tự ư thức". Lư luận của bản thân sự phê phán chỉ bó hẹp ở chỗ tuyên bố rằng tất cả những cái xác định như nhà nước, tài sản tư hữu, v.v., chỉ là mặt đối lập trực tiếp của tính phổ biến vô hạn của tự ư thức, do đó cũng là những cái không đáng kể. Kỳ thực th́ trái lại cần phải chỉ rơ nhà nước, tài sản tư hữu, v.v., biến như thế nào những con người thành những sự trừu tượng, hoặc chúng là sản phẩm của con người trừu tượng, chứ không phải là hiện thực của những con người riêng lẻ và cụ thể.

Sau hết, không nói cũng rơ, nếu như "Hiện tượng học" của Hegel tuy mắc tội tổ tông tư biện nhưng ở nhiều chỗ c̣n cung cấp những yếu tố của một sự tŕnh bày hiện thực về quan hệ của loài người, th́ trái lại ngài Bauer và đồng bọn chỉ cho chúng ta một bức biếm hoạ không có nội dung, một bức biếm hoạ thoả măn ở chỗ tách lấy một tính quy định nào đó từ trong một sản phẩm tinh thần nào đó hoặc từ trong những quan hệ và vận động hiện thực rồi biến nó thành tính quy định trừu tượng, thành phạm trù và coi đó là quan điểm của sản phẩm, của quan hệ hoặc của vận động. Làm như vậy là để có thể, với tư thế của nhà bác học lăo luyện, dương dương tự đắc đứng trên quan điểm của sự trừu tượng, của phạm trù phổ biến, của tự ư thức phổ biến, ngồi chễm trệ trên cao khinh khỉnh nh́n xuống tính quy định đó.

Đối với Rudolph, mọi người đều đứng trên quan điểm thiện hoặc trên quan điểm ác và được đánh giá theo hai phạm trù không thay đổi đó; cũng vậy đối với ông Bauer và đồng bọn th́ một số người này xuất phát từ quan điểm của sự phê phán, một số người khác từ quan điểm của quần chúng. Nhưng cả hai đều biến con người hiện thực thành quan điểm trừu tượng.

5. SỰ BÓC TRẦN CÁI BÍ MẬT VỀ SỰ LỢI DỤNG DỤC VỌNG CỦA CON NGƯỜI, HAY LÀ CLÉMENCE D'HARVILLE

Cho tới nay Rudolph chỉ hạn chế ở chỗ thưởng điều thiện, phạt điều ác theo phương thức của ḿnh. Bây giờ bằng một ví dụ, chúng ta có thể thấy ông ta lợi dụng sự say mê như thế nào, ông ta làm cho "bản tính lương thiện của Clémence D'Harville phát triển thích đáng như thế nào".

Ông Szeliga nói:

"Rudolph làm cho nàng chú ư đến mặt vui thú của việc từ thiện, tư tưởng này đă chứng minh tri thức của con người mà chỉ riêng trí tuệ đă được thử thách của Rudolph mới có"

Những câu mà Rudolph dùng trong khi nói chuyện với Clémence:

"làm cho hấp dẫn", "lợi dụng thị hiếu tự nhiên", "thi thố diệu kế", "lợi dụng thiên hướng giảo quyệt và lừa bịp", "cải tạo những bản năng ngang ngược, thâm căn cố đế thành phẩm chất cao thượng", v.v.

tất cả những câu đó cũng như bản thân những dục vọng đă được gán ghép ở đây chủ yếu cho nữ giới đều vạch rơ nguồn gốc bí mật của mưu trí của Rudolph - Fourier. Học thuyết của Fourier đă được tŕnh bày một cách phổ thông.

Sự vận dụng học thuyết này cũng đă trở thành tài sản phê phán của Rudolph, giống như sự vận dụng lư luận của Bentham đă nói trên kia.

Hầu tước phu nhân son trẻ không nên t́m sự thoả măn bản chất người của ḿnh trong bản thân sự nghiệp từ thiện, không nên đi t́m nội dung t́nh người và mục đích của hoạt động, do đó đi t́m sự vui thú, trong việc từ thiện với tính cách là việc từ thiện. Không, trái lại, sự nghiệp từ thiện chỉ là một lư do bên ngoài, chỉ là cái cớ để vin vào, chỉ là tư liệu dùng để vui thú, một sự vui thú rất có thể dễ dàng lấy bất cứ tài liệu nào làm nội dung của nó. Sự khốn cùng bị lợi dụng một cách có ư thức để đem lại cho nhà từ thiện "cái thú vị lăng mạn, sự thoả măn tính hiếu kỳ, tính phiêu lưu, sự hoá trang, sự hưởng thụ cái siêu quần xuất chúng của ḿnh và những kích động thần kinh, v.v.".

Như thế là Rudolph đă vô t́nh nói ra cái bí mật đă lộ ra từ lâu lắm rồi: bản thân cảnh khốn cùng của con người, cảnh vô cùng quẫn bách buộc người ta phải nhận của bố thí, đều được dùng cho quư tộc kim tiền và quư tộc trí thức làm sự vui thú để thoả măn dục vọng ích kỷ của chúng, để mơn trớn hư vinh của chúng, để mua vui cho chúng.

Những hội từ thiện đông đảo ở Đức, những đoàn thể từ thiện đông đảo ở Pháp, rất nhiều những công cuộc từ thiện kiểu Don Quixote ở Anh như hoà nhạc, khiêu vũ, biểu diễn, tiệc tùng để cứu giúp người nghèo cho đến những cuộc quyên góp cứu tế nạn nhân đều không có ư nghĩa nào khác cả. Do đó người ta thấy rằng, từ lâu, sự nghiệp từ thiện đă được tổ chức với tính cách tiêu khiển.

Sự chuyển biến xảy ra đột nhiên và không duyên cớ ở hầu tước phu nhân khi nghe thấy chữ "amusant"8* khiến chúng ta không thể không hoài nghi rằng bà có khỏi bệnh được lâu không, hoặc nói đúng hơn, sự chuyển biến đó chỉ nh́n bề ngoài mới là đột nhiên và không duyên cớ, chỉ nh́n bề ngoài mới là do việc mô tả sự nghiệp từ thiện thành tṛ tiêu khiển gây ra. Hầu tước phu nhân yêu Rudolph, và Rudolph muốn cùng bà cải trang, dan díu với nhau và tiến hành những cuộc phiêu lưu có tính chất từ thiện. Về sau trong cuộc đi thăm từ thiện nhà tù Saint-Lazare, hầu tước phu nhân đă bộc lộ sự ghen tuông của ḿnh đối với Fleur de Marie, và do có thái độ từ thiện đối với sự ghen tuông của ḿnh, bà đă nín lặng không nói ǵ với Rudolph về việc Marie bị bắt. Nhiều lắm th́ Rudolph đă thành công trong việc dạy một người phụ nữ bất hạnh diễn vở hài kịch vụng về với những người bất hạnh. Cái bí mật của sự nghiệp từ thiện tưởng tượng của Rudolph bị một quư công tử ở Paris tiết lộ khi, sau cuộc khiêu vũ, y mời cô bạn nhảy đi ăn tối:

"À! thưa phu nhân, để cứu tế những người Ba Lan nghèo khổ ấy, chỉ nhảy mấy lần th́ chưa thể coi là đủ... phải làm nhà từ thiện cho đến nơi đến chốn... bây giờ chúng ta đi ăn bữa tối v́ những người nghèo đi!"

6. SỰ BÓC TRẦN BÍ MẬT CỦA SỰ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ, HAY LÀ LOUISE MOREL

Nhân dịp Louise Morel bị bắt, Rudolph đă có những lời nghị luận có thể tóm tắt như sau:

"Chủ thường làm hại đầy tớ gái bằng sự lo ngại, bằng sự tấn công bất ngờ hoặc bằng cách lợi dụng những cơ hội khác do bản tính của quan hệ chủ tớ tạo ra. Y đẩy người đầy tớ gái vào ṿng bất hạnh, nhục nhă và phạm tội. Luật pháp không đụng ǵ đến những quan hệ ấy... Người ta không trừng trị kẻ tội phạm đă thực tế đẩy người thiếu nữ vào chỗ giết con"

Những nghị luận của Rudolph thậm chí cũng không thể mở rộng đến mức đặt bản thân quan hệ chủ tớ trước sự phê phán anh minh của ḿnh. Là một kẻ thống trị nhỏ, Rudolph là một đại vệ sĩ của quan hệ đó. Ông ta càng không hiểu được cái không có tính người của t́nh trạng chung của phụ nữ trong xă hội hiện đại. Tuyệt đối trung thành với lư luận cũ của ḿnh, ông chỉ tiếc rằng thiếu mất một đạo luật trừng phạt kẻ quyến rũ và kết hợp sự sám hối và chuộc tội với những h́nh phạt ghê gớm. Rudolph chỉ cần nghiên cứu kỹ sự lập pháp hiện hành của các nước khác. Luật pháp Anh sẽ thỏa măn mọi mong ước của ông ta. V́ quá ư chu đáo - điều mà Blackstone hết lời ca tụng - nó đă đi tới chỗ gán cho cả người quyến rũ gái điếm cái tội bội tín.

Ông Szeliga đă dạo khúc nhạc hoan nghênh:

"Rudolph"(!) "nghĩ"(!)"như thế đấy"(!). "Vậy giờ đây, hăy so sánh những tư tưởng đó với những ảo tưởng của anh về giải phóng phụ nữ. Trong những tư tưởng đó, người ta hầu như có thể dùng tay sờ thấy sự nghiệp giải phóng, c̣n các anh th́ ngay từ đầu, đă quá thực tế và do đó thường gặp thất bại với những cố gắng không đi đến đâu"

Dù sao chúng ta cũng phải cảm ơn ông Szeliga đă khám phá ra cái bí mật là hầu như có thể dùng tay sờ được một sự nghiệp nào đó trong tư tưởng. C̣n như việc ông ta so sánh một cách hết sức buồn cười Rudolph với những người chủ trương giải phóng phụ nữ th́ xin bạn đọc hăy đối chiếu những tư tưởng của Rudolph với "những ảo tưởng" dưới đây của Fourier:

"Ngoại t́nh, sự quyến rũ đều đem lại vinh quang cho kẻ quyến rũ và được coi là phong lưu tao nhă... Nhưng cô gái đáng thương ơi! Giết con! Tội lớn biết bao! Nếu cô coi trọng danh dự của ḿnh th́ tất phải thủ tiêu mọi dấu vết ô nhục, mà nếu v́ thiên kiến của thế giới này mà cô hy sinh con ḿnh th́ cô lại càng bị ô nhục hơn và trở thành vật hy sinh cho thiên kiến của pháp luật... Đó là cái ṿng luẩn quẩn mà toàn bộ cơ cấu của nền văn minh vẽ ra khắp nơi trong sự vận động của nó"

"Cô gái trẻ há chẳng phải là một hàng hoá đem bày ra bán cho ai mua về làm của riêng hoàn toàn của ḿnh hay sao!... Cũng như trong ngữ pháp, hai phủ định tạo thành một khẳng định, trong việc buôn bán hôn nhân, hai tệ măi dâm tạo thành một đức hạnh"

"Sự phát triển của một thời đại lịch sử bao giờ cũng có thể xác định được bằng bước tiến của phụ nữ tới tự do, v́ trong quan hệ giữa đàn ông và đàn bà, giữa phái khoẻ và phái yếu biểu hiện một cách rơ ràng nhất thắng lợi của tính người đối với thú tính. Tŕnh độ giải phóng của phụ nữ là tiêu chuẩn tự nhiên để đo sự giải phóng phổ biến"

"Làm nhục phụ nữ là nét đặc trưng bản chất của thời văn minh cũng như của thời dă man. Chỉ có điều kiện khác nhau là tội ác mà thời đại dă man phạm dưới h́nh thức giản đơn, th́ thời văn minh lại đem lại cho nó một h́nh thức tồn tại phức tạp, ám muội, hai mặt, giả nhân giả nghĩa... Về việc phụ nữ bị hăm vào ṿng nô lệ, bản thân nam giới đáng bị trừng phạt hơn ai hết" (Fourier)7

Đem so sánh sự tŕnh bày tài t́nh của Fourier về vấn đề hôn nhân cũng như những tác phẩm của phái duy vật của chủ nghĩa cộng sản Pháp với những nghị luận của Rudolph th́ quả là thừa.

Những đoạn thảm thương nhất của văn học xă hội chủ nghĩa mà nhà tiểu thuyết nhặt ra đă bóc trần "những bí mật" mà sự phê phán có tính phê phán vẫn chưa biết.

7. SỰ BÓC TRẦN NHỮNG BÍ MẬT CỦA KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ

a. Sự bóc trần về mặt lư luận những bí mật của khoa kinh tế chính trị

Sự bóc trần thứ nhất: Sự giàu có thường dẫn đến chỗ hoang phí, hoang phí dẫn đến phá sản.

Sự bóc trần thứ hai: Những hậu quả vừa nói trên đây của sự giàu có là do không giáo dục đầy đủ lớp thanh niên nhà giàu mà ra.

Sự bóc trần thứ ba: Quyền kế thừa chế độ tư hữu đều là bất khả xâm phạm và thiêng liêng và phải là như vậy.

Sự bóc trần thứ tư: Về mặt đạo đức, người giàu có trách nhiệm trả lời những người lao động về lư do sử dụng tài sản của ḿnh. Một tài sản lớn là một tài khoản kế thừa, một thái ấp phong kiến, giao cho những bàn tay khôn ngoan, vững vàng, khéo léo, khoan hậu, vừa chịu trách nhiệm làm cho nó sinh sôi nảy nở, và vừa phải sử dụng nó sao cho tất cả những cái ǵ có được may mắn là ở vào trong phạm vi ṿng hào quang sáng chói và bổ ích của gia tài lớn đó, phải được nảy nở, sinh động, cải thiện.

Sự bóc trần thứ năm: Nhà nước phải dạy cho lớp thanh niên nhà giàu không có kinh nghiệm những nguyên lư cơ bản về kinh tế cá thể. Nhà nước phải đạo đức hoá tài sản.

Sự bóc trần thứ sáu: Sau cùng, nhà nước phải quan tâm giải quyết vấn đề to lớn là tổ chức lao động. Nhà nước phải nêu gương bổ ích về sự liên hợp giữa tư bản và lao động, một sự liên hợp đúng đắn, hợp lư, công bằng, bảo đảm phúc lợi của công nhânkhông hại đến của cải của nhà giàu, thiết lập giữa hai giai cấp đó những mối liên hệ đồng t́nh, biết ơn, và do đó bảo đảm măi măi an ninh cho nhà nước.

V́ lúc này, nhà nước chưa áp dụng lư luận đó, nên Rudolph tự ḿnh nêu lên vài tấm gương thực tế. Những tấm gương này sẽ vạch trần cái bí mật là đối với ông Sue, ông Rudolph và sự phê phán có tính phê phán th́ những quan hệ kinh tế mà ai cũng biết, đều vẫn là "những bí mật".

b. "Ngân hàng cho người nghèo"

Rudolph đă sáng lập ra ngân hàng cho người nghèo. Điều lệ của ngân hàng có tính phê phán cho người nghèo đó như sau:

Ngân hàng đó cần phải cứu tế những công nhân trung thực và có gia đ́nh, trong thời gian thất nghiệp. Nó phải thay thế cho sự bố thí và hiệu cầm đồ. Nó có một khoản thu nhập hàng năm là 12000 franc, và cho vay cứu tế từ 20 đến 40 franc không lấy lăi. Ban đầu, nó chỉ hoạt động trong phạm vi khu phố thứ bảy của Paris, một khu mà giai cấp công nhân ở đông nhất. Những khoản cho vay đó chỉ cấp cho nam hoặc nữ công nhân có giấy chứng nhận của người chủ cuối cùng đảm bảo hạnh kiểm tốt, ghi rơ nguyên nhân và ngày tháng thôi việc. Những khoản nợ đó sẽ phải trả hàng tháng, mỗi tháng 1/6 hay 1/12, tuỳ ư người mắc nợ, kể từ ngày người đó lại kiếm được việc làm. Người vay chỉ phải kư một văn tự danh dự hứa sẽ trả nợ theo thời hạn quy định. Ngoài ra, người vay cần có hai người bạn bảo đảm cho lời hứa của ḿnh. V́ mục tiêu có tính phê phán của ngân hàng cho người nghèo là giảm nhẹ một tai nạn đau khổ nhất trong đời sống công nhân - việc làm bị gián đoạn - nên những khoản vay chỉ cấp cho những người thất nghiệp. Ông Germain phụ trách quản lư cơ quan đó sẽ hưởng lương mỗi năm là 10000 franc.

Bây giờ chúng ta hăy dùng con mắt của quần chúng mà xem cái thực tiễn của khoa kinh tế chính trị có tính phê phán. Thu nhập hàng năm của ngân hàng là 12000 franc. Khoản vay cứu tế cho mỗi người là 20 đến 40 franc, vậy trung b́nh mỗi người 30 franc. Số công nhân được chính thức công nhận là "túng thiếu" ở khu phố thứ bảy ít nhất là 4000 người. Như vậy mỗi năm người ta có thể cứu giúp 400 người, nghĩa là một phần mười số công nhân túng thiếu nhất ở khu phố thứ bảy. Ở Paris, phải tính thời gian thất nghiệp trung b́nh ít nhất là 4 tháng tức 16 tuần lễ: con số đó rất thấp đối với Paris, 30 franc chia cho 16 tuần lễ, mỗi tuần lễ chưa đầy 1,88 franc tức 0,27 franc mỗi ngày. Ở Pháp, chi phí cho mỗi tù nhân mỗi ngày trung b́nh là hơn 0,47 franc một ít, trong đó ăn uống hết hơn 0,3 franc. Song công nhân mà Rudolph cứu tế có gia đ́nh. Cứ hăy cho rằng ngoài hai vợ chồng ra, mỗi nhà có trung b́nh 2 con, như vậy phải chia 0,27 franc cho 4 miệng ăn. Tiền nhà mỗi ngày ít ra cũng là 0,15 franc, c̣n lại 0,12 phrăng. Số bánh mỳ mà trung b́nh mỗi tù nhân ăn hàng ngày giá chừng 0,14 franc. Do đó với số tiền cứu tế của ngân hàng có tính phê phán, công nhân và gia đ́nh họ chưa đủ mua một phần tư số bánh ḿ cần thiết, đấy là chưa kể những nhu cầu khác, và họ chắc chắn sẽ chết đói trừ phi phải t́m đến những thủ đoạn mà ngân hàng cho người nghèo đó muốn ngăn ngừa tức là: cầm cố, ăn xin, trộm cắp và măi dâm.

Nhưng vị vĩ nhân phê phán tàn nhẫn lại quá ư chu đáo với ông giám đốc ngân hàng. Số thu nhập cần quản lư hàng năm là 12000 franc mà lương hàng năm của giám đốc lại là 10000 franc. V́ vậy, chi phí quản lư chiếm 85% tổng kim ngạch, nghĩa là gấp quá hai lần số chi phí quản lư của các cơ quan cứu tế có tính quần chúng cho người nghèo ở Paris, số chi phí này thường chỉ chiếm khoảng 17 % toàn bộ khoản chi.

Tuy nhiên, hăy tạm cho rằng sự cứu tế của ngân hàng cho người nghèo là sự cứu tế thực sự chứ không phải chỉ là sự cứu tế hư ảo, th́ cơ cấu mà cái bí mật bị bóc trần của mọi bí mật đă phát minh ra vẫn là xây dựng trên một thứ ảo tưởng cho rằng chỉ cần thay đổi sự phân phối thù lao lao động là công nhân có thể sống suốt năm.

Nói một cách nôm na, có 7 triệu rưỡi công nhân Pháp chỉ thu nhập hàng năm 91 franc tính theo đầu người và 7 triệu rưởi khác chỉ thu nhập hàng năm 120 franc tính theo đầu người. Như vậy là có 15 triệu công nhân mà thu nhập thấp hơn mức tuyệt đối cần thiết cho cuộc sống.

Giải thích cho hợp lư th́ dụng ư của ngân hàng có tính phê phán cho người nghèo chỉ là ở chỗ khi công nhân có việc làm, người ta khấu trừ trong tiền lương của anh ta một số tiền mà anh ta sẽ cần thiết để sống khi thất nghiệp. Khi anh ta thất nghiệp, tôi ứng trước cho anh ta một số tiền để anh ta trả lại khi có việc làm, hoặc khi có việc làm anh ta đưa trước cho tôi một số tiền nhất định và khi anh ta thất nghiệp tôi sẽ hoàn lại anh ta, đằng nào cũng thế cả. Dù thế nào th́ trong khi có việc làm, anh ta vẫn phải trả tôi cái mà tôi đă cho anh ta khi thất nghiệp.

Như vậy là ngân hàng cho người nghèo "thuần tuư" chỉ khác với quỹ tiết kiệm có tính quần chúng ở hai đặc điểm hết sức độc đáo và hết sức phê phán: một là ngân hàng cho vay à fonds perdus9* với giả định vô lư là công nhân sẽ có thể trả nợ khi nào anh ta muốn trả và khi anh ta trả được th́ bao giờ anh ta cũng muốn trả; hai là ngân hàng không trả một chút lợi tức nào cho số tiền mà công nhân gửi. V́ số tiền gửi mang h́nh thức ứng trước nên ngân hàng cho rằng bản thân nó không đ̣i công nhân trả lợi tức đă là rộng răi lắm rồi.

Do đó, ngân hàng có tính phê phán cho người nghèo khác với quỹ tiết kiệm có tính quần chúng ở chỗ công nhân mất toi lợi tức, ngân hàng mất toi tư bản.

c. Trại kiểu mẫu ở Bouqueval

Rudolph đă xây dựng ở Bouqueval một trại kiểu mẫu. Địa điểm thật khéo lựa chọn v́ rằng ở đây c̣n giữ lại được những di tích của thời phong kiến, nghĩa là một lâu đài phong kiến.

Sáu người đàn ông làm công ở trại này, mỗi người mỗi năm được 150 écu hoặc 450 franc, mỗi người phụ nữ làm công được mỗi năm 60 écu hoặc 180 franc. Ngoài ra, họ c̣n được ăn ở không phải trả tiền. Bữa ăn thường ngày của những người ở Bouqueval gồm có một đĩa jambon "đồ sộ", một đĩa thịt cừu cũng đồ sộ không kém và cuối cùng, một miếng thịt bê cũng đồ sộ không kém, ngoài ra c̣n hai món salad, hai miếng pho mát, khoai tây và rượu táo làm thức ăn phụ, v.v.. Mỗi người đàn ông làm công ở đây làm được nhiều gấp đôi người cố nông thường ở Pháp.

Tổng thu nhập hàng năm ở Pháp đem chia đều ra th́ mỗi đầu người chỉ được trung b́nh 93 franc và số dân cư trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp ở Pháp chiếm 2 phần 3 tổng số nhân khẩu, do đó người ta có thể kết luận rằng nếu mọi người bắt chước một cách phổ biến trại kiểu mẫu của vị caliph người Đức của chúng ta th́ một cuộc cách mạng lớn lao sẽ diễn ra không những về mặt phân phối mà cả về mặt sản xuất của cải quốc dân nữa.

Qua những điều trên đây có thể thấy rằng Rudolph sở dĩ có thể mở rộng sản xuất rất nhiều chỉ bằng cách buộc mỗi người công nhân phải làm gấp đôi trước kia và tăng số thực phẩm chi dùng cho mỗi người công nhân lên sáu lần so với trước kia.

V́ những nông dân Pháp đă rất cần cù nên người công nhân làm việc gấp đôi phải là những đại lực sĩ siêu phàm. Những đĩa thịt "đồ sộ" dường như cũng chỉ rơ điều đó. Vậy chúng ta có quyền giả định rằng mỗi người trong 6 công nhân đó mỗi ngày ít ra tiêu thụ một pound thịt.

Nếu đem toàn bộ số thịt sản xuất ra ở Pháp chia đều cho mọi người th́ mỗi người mỗi ngày được chưa đầy 1/4 pound. Như vậy rơ ràng kiểu mẫu của Rudolph cũng gây ra một cuộc cách mạng về mặt này. Chỉ riêng dân cư nông thôn sẽ tiêu thụ một số thịt nhiều hơn sản lượng thịt toàn nước Pháp, thành thử cuộc cải cách có tính phê phán đó rút cục sẽ hoàn toàn tiêu diệt ngành chăn nuôi Pháp.

Theo báo cáo của viên quản lư trại Bouqueval là ông già Chatelain th́ một phần năm tổng thu nhập mà Rudolph phân chia cho công nhân ngoài tiền công cao và ăn uống sang chẳng phải là cái ǵ khác hơn là địa tô của ông ta. Thực vậy, người ta cho rằng theo sự tính toán trung b́nh th́ nói chung, sau khi trừ mọi khoản chi phí sản xuất và lợi nhuận trả cho tư bản bỏ vào sản xuất, địa chủ Pháp được hưởng một phần năm tổng thu nhập, nói cách khác, phần của địa tô bằng một phần năm tổng thu nhập. Mặc dù Rudolph giảm một cách quá mức và không thể chối căi được lợi nhuận trả cho ông ta về tư bản bỏ vào sản xuất bằng cách tăng quá mức chi phí công nhân (theo Chaptal, "Về nền kinh tế quốc dân Pháp"8, quyển 1, tr.239 th́ thu nhập b́nh quân hàng năm của một công nhân nông nghiệp Pháp là 120 franc) mặc dù ông ta phân phối toàn bộ địa tô của ḿnh cho công nhân, ông già Chatelain vẫn khẳng định rằng với phương pháp đó, ông lớn đă tăng thu nhập của ḿnh, do đó mà cũng cổ vũ được những địa chủ khác không có tính phê phán kinh doanh ấp trại như thế.

Trại kiểu mẫu của Bouqueval chẳng qua chỉ là bóng ma ảo tưởng; vốn tiềm tàng của nó không phải là nguồn của cải thiên nhiên của ruộng đất ở Bouqueval mà là túi tiền thần kỳ của Fortunatus9 mà ông Rudolph có.

Do đó sự phê phán có tính phê phán lớn tiếng tuyên bố:

"Thoạt nh́n đă thấy ngay rằng toàn bộ kế hoạch đó không phải là không tưởng"

Duy chỉ có sự phê phán có tính phê phán mới có thể thoạt nh́n túi tiền của Fortunatus là đă thấy rằng đó không phải là không tưởng. Cái nh́n đầu tiên có tính phê phán là "cái nh́n hung ác".

8. RUDOLPH, "BÍ MẬT ĐĂ BỊ BÓC TRẦN CỦA MỌI BÍ MẬT"

Phương tiện thần kỳ mà Rudolph dùng để tiến hành tất cả những công cuộc cứu thế của ḿnh và tất cả các công cuộc chạy chữa mầu nhiệm của ḿnh không phải là những lời nói đẹp đẽ của ông ta mà là tiền mặt trao tay của ông ta. Fourier đă nói: các nhà đạo đức là như thế đấy. Phải là triệu phú mới có thể noi gương những anh hùng của họ được.

Đạo đức"sự bất lực trong hành động"10. Mỗi lần đạo đức tấn công vào một tật xấu nào đó là nó đều thất bại. Rudolph thậm chí cũng không vươn lên đến quan điểm đạo đức độc lập là đạo đức ít ra cũng dựa trên ư thức về phẩm cách con người. Trái lại, đạo đức của ông ta lại dựa trên ư thức về sự yếu đuối của con người. Ông ta đại biểu cho đạo đức thần học. Những thành tích anh hùng mà ông ta đă đạt được nhờ những tư tưởng Thiên Chúa giáo cố định mà ông ta dùng làm tiêu chuẩn để đánh giá thế giới, như "ḷng từ thiện", "ḷng trung thành vô hạn", "sự quên ḿnh", "ḷng ăn năn", "những người tốt và những người xấu", "phần thưởng và h́nh phạt", "những sự trừng phạt ghê gớm", "sự cô đơn", "sự cứu vớt linh hồn", v.v., những thành tích đó, chúng ta đă phân tích tường tận và chỉ ra rằng đó chỉ là những tṛ hề mà thôi. Ở đây chúng ta chỉ có việc xét đến tính cách cá nhân của Rudolph, tức là của "bí mật đă bị bóc trần của mọi bí mật" hay là của bí mật đă bị bóc trần của "sự phê phán thuần tuư" mà thôi.

Ngay thời niên thiếu, Rudolph, vị Hercules phê phán của chúng ta, đă thấy sự đối lập giữa "thiện" và "ác" thể hiện ở hai nhân vật Murph Polidori, hai thày giáo của ông ta. Nhân vật thứ nhất dạy ông ta làm điều thiện mà bản thân y cũng là "người thiện"; nhân vật thứ hai dạy ông ta làm điều ác mà bản thân y cũng là "người ác"! Để cho quan niệm này xét về mặt tầm thường th́ chẳng thua ǵ những quan niệm tương tự trong các cuốn tiểu thuyết luân lư khác, Murph "người thiện" phải được miêu tả thành con người không "học rộng" lắm, cũng không "thông minh hơn người lắm". Nhưng người đó thành thực, giản dị, ít nói, dùng những từ như hổ thẹn, đê tiện để kiêu hănh chê bai điều ác và cảm thấy ghê sợ trước những cái thấp kém. Dùng lời của Hegel th́ có thể nói rằng Murph đă chuyển một cách thành thực giai điệu của cái thiện và cái thực, thành sự ngang bằng của các âm điệu, nghĩa là thành một nốt nhạc.

Trái lại, Polidori là một đấng kỳ tài thông minh rất mực, học thức uyên thâm, rất có giáo dục nhưng đồng thời lại là một người "thiếu đạo đức một cách rất nguy hiểm", và nhất là đầu óc chứa đầy "thuyết hoài nghi đáng sợ nhất", điều mà Eugène Sue, đại biểu của giai cấp tư sản thành kính và trẻ tuổi của nước Pháp không thể nào quên được. Có thể phán đoán về nghị lực tinh thần và sự giáo dục của Eugène Sue và của nhân vật chính của ông ta căn cứ vào sự khiếp sợ mà thuyết hoài nghi gây ra cho họ.

"Murph - ông Szeliga nói - "vừa là tội lỗi vĩnh cửu ngày 13 tháng Giêng, vừa là sự chuộc lại vĩnh viễn cũng tội lỗi đó nhờ ở ḷng yêu mến và sự hy sinh không ǵ so sánh được đối với nhân vật Rudolph"

Nếu Rudolph là dues ex machina10* và đấng chuộc tội của toàn thế giới, th́ Murph là deus ex machina cá nhân và đấng chuộc tội của Rudolph.

"Đối với Murph, Rudolph và việc cứu vớt loài người, Rudolph và việc thực hiện sự toàn thiện toàn mỹ của bản chất loài người chỉ là một chỉnh thể thống nhất không thể chia cắt, một chỉnh thể mà y phục vụ không phải với sự trung thành ngu xuẩn như chó của tên nô lệ mà là với sự tự giác và tự chủ đầy đủ"

Như vậy Murph là một tên nô lệ văn minh, tự giác và tự chủ. Giống như mỗi tên đầy tớ của các ông hoàng, y coi chủ ḿnh là hiện thân của đấng cứu thế. Graun nịnh Murph là "vệ sĩ dũng cảm không biết sợ". Chính Rudolph cũng gọi y là kiểu mẫu về người đầy tớ, mà y quả thật là một người đầy tớ kiểu mẫu. Eugène Sue Sue cho biết rằng trong những cuộc tête à tête11*, y không bao giờ quên gọi Rudolph là "Đức ông". Trước những người khác, để giữ bí mật cho cuộc vi hành ẩn danh, ngoài mồm tuy y gọi "ông" nhưng trong thâm tâm vẫn xưng hô "Đức ông".

"Murph đă giúp vén tấm màn che giấu bí mật, nhưng đó chỉ là v́ Rudolph. Y đă tham gia công việc phá huỷ sức mạnh của bí mật"

Qua câu chuyện giữa Murph với phái viên Graun, chúng ta có thể có một quan niệm về tấm màn dầy đặc không cho Murph thấy những quan hệ thế gian giản đơn nhất. Viện cớ pháp luật cho phép người ta tự vệ trong trường hợp tự vệ chính đáng, y rút ra kết luận rằng với tư cách quan toà bí mật về việc h́nh, Rudolph có quyền chọc mù mắt Thầy giáo bị trói và "không có ǵ để tự vệ". Khi y nói Rudolph sẽ thuật lại như thế nào trước toà án những hành vi "cao thượng" của ḿnh, sẽ dùng những câu hoa mỹ như thế nào để phô trương ḿnh, sẽ thổ lộ như thế nào tâm tư vĩ đại của ḿnh th́ sự miêu tả của y thật xứng đáng với một học sinh văn học trung học vừa đọc xong cuốn "Những tên cướp" của Schiller. Bí mật duy nhất mà Murph để cho thế giới giải quyết là: khi y đóng vai công nhân chuyển than th́ y đă làm nhọ mặt ḿnh bằng cái ǵ, bằng bụi than, hay là thuốc vẽ màu đen.

"Những vị thiên thần sẽ được phái xuống tách người thiện và người ác" (Mat. 13:49). "Đau đớn và lo sợ sẽ ban cho những kẻ làm điều ác; vinh quang, danh dự và b́nh yên sẽ ban cho tất cả những ai làm điều thiện" (Rom. 2:9-10)

Rudolph tự coi ḿnh là loại thiên thần đó. Ông xuống trần gian để tách người thiện khỏi người ác, để khen thưởng người thiện, trừng phạt kẻ ác. Quan niệm thiện ác đă khắc sâu vào đầu óc suy nhược của ông ta đến nỗi ông ta tin có ma quỷ thật và muốn bắt sống nó như giáo sư Sack ở Bonn xưa kia. Mặt khác, ông ta lại định sao chép dưới h́nh thức thu nhỏ mặt đối lập của quỷ nghĩa là thượng đế. Ông ta ưa "đóng một chút ít cái vai tṛ thượng đế". Cũng giống như trong hiện thực, tất cả mọi sự phân biệt ngày càng lẫn lộn với sự phân biệt giữa kẻ giàu người nghèo, th́ trong ư niệm tất cả mọi sự phân biệt có tính quư tộc sẽ biến thành sự đối lập giữa điều thiện và điều ác. Sự phân biệt như thế là h́nh thức cuối cùng mà quư tộc khoác cho những thiên kiến của ḿnh. Rudolph tự cho ḿnh là người thiện, và những người ác tồn tại là để cho ông ta có thể hưởng sự toàn thiện toàn mỹ của bản thân ông ta. Chúng ta hăy xem xét "người thiện" đó kỹ thêm chút nữa.

Ông Rudolph biểu lộ một ḷng từ thiện và một sự phung phí theo kiểu của một Caliph ở Baghdad trong truyện "Ngh́n lẻ một đêm". Ông ta không thể sống một cuộc đời như thế mà lại không như một quỷ hút máu đến giọt máu cuối cùng của công quốc Đức của ông ta. Theo chính Eugène Sue th́ Rudolph sẽ đứng trong đám công hầu Đức bị giáng cách11 nếu không có một hầu tước Pháp che chở cứu ông ta khỏi bị cưỡng chế thoái vị. Sự thật đó giúp chúng ta đánh giá được công quốc của ông ta lớn hay nhỏ. Rudolph dùng đầu óc phê phán đến mức nào để xét đoán địa vị của bản thân ông ta, điều đó người ta c̣n có thể thấy ở chỗ ông ta, một chư hầu nhỏ ở Đức, tưởng rằng cần phải vi hành bán nặc danh khi ở Paris để làm cho người ta khỏi chú ư đến ḿnh. Ông ta cố ư đem theo một viên tể tướng với mục đích có tính phê phán là để giúp ông ta tiêu biểu cho ông ta "cái mặt hí kịch và trẻ con của quyền lực tự chủ"; dường như ngoài bản thân và chiếc gương soi của ḿnh ra, một vị chư hầu nhỏ c̣n cần có một đại biểu thứ ba nào đó để đại diện cho cái mặt hí kịch và trẻ con của quyền lực tự chủ nữa. Rudolph cũng đă ảnh hưởng đến những người của ḿnh khiến họ cũng không hiểu một cách phê phán vai tṛ và ư nghĩa của ḿnh. Chẳng hạn, anh đầy tớ Murph và phái viên Graun không nhận thấy rằng ông Badinot, đại biện ở Paris chế nhạo họ như thế nào bằng cách làm ra vẻ coi những sự uỷ thác riêng tư của họ là quốc gia đại sự, và bằng cách dùng lối châm biếm tuôn ra hàng tràng về

"những quan hệ huyền bí, có thể tồn tại giữa những lợi ích hết sức khác nhau và vận mệnh quốc gia". "Vâng" - vị phái viên của Rudolph báo cáo - "đôi lần y đă mặt dày mày dạn nói với tôi rằng trong việc cai trị một quốc gia, có biết bao nhiêu là điều rắc rối phức tạp mà nhân dân không biết tới! Thưa nam tước, có ai bảo rằng những báo cáo mà tôi đệ tŕnh ngài có ảnh hưởng đến diễn biến của công việc châu Âu, song sự thực quả như thế đấy"

Vị phái viên và Murph cho rằng điều trơ trẽn không phải là việc người ta gán cho họ là có ảnh hưởng đến công việc châu Âu, mà là việc Badinot lư tưởng hoá cái nghề hèn mọn của ông ta đến mức đó.

Trước hết, chúng ta hăy nhớ lại một cảnh trong sinh hoạt gia đ́nh của Rudolph, Rudolph bảo Murph: "Ta hiện đang ở trong một trong những giờ phút kiêu hănh và sung sướng". Nhưng ông ta lại nổi giận ngay v́ Murph không muốn trả lời một câu hỏi của ông ta. Ông ta quát: "Ta ra lệnh cho ngươi phải nói". Murph xin ông ta chớ nên ra lệnh. Rudolph bảo: "Ta không ưa sự lặng thinh". Ông ta không tự kiềm chế nổi đến nỗi nói những lời thô lỗ khi nhắc Murph rằng mọi công việc của anh ta đều được trả công. Ông ta chỉ b́nh tĩnh lại khi Murph nhắc tới sự kiện ngày 13 tháng Giêng. Sau cơn băo táp đó, cái bản tính tôi đ̣i mà Murph cho phép ḿnh lăng quên đi trong khoảnh khắc lại lộ ra. Hắn nắm lấy "tóc" ḿnh, nhưng may thay hắn không có tóc; hắn thất vọng v́ đă tỏ ra thô lỗ với vị quan lớn hiển hách, một vị quan lớn sẵn ḷng gọi hắn là "kiểu mẫu về người đầy tớ", là "Murph lương thiện, lăo thành, trung thực của ta".

Không bối rối v́ những biểu hiện của điều ác trong người ḿnh, Rudolph tiếp đó vẫn lắp lại quan niệm cố định của ḿnh, về "điều thiện" và "điều ác" và cho biết về những thành tựu mà ông ta đă đạt được trong việc làm điều thiện. Ông ta gọi sự bố thí và ḷng thương là những kẻ an ủi trong trắng và thành tâm đối với linh hồn bị tổn thương của ông ta. Nhưng hạ thấp sự bố thí và ḷng thương bằng cách cứu giúp những kẻ không xứng đáng, những kẻ bị ruồng bỏ, th́ theo người ta nói là một điều đáng ghê sợ, vô đạo, bất kính. Tất nhiên là ḷng thương và sự bố thí đều là những điều an ủi đối với tâm hồn của ông ta; cho nên làm ô uế những cái đó là mắc tội xúc phạm thần linh. Như thế là "làm cho người ta nghi ngờ thượng đế; và kẻ nào bố thí th́ phải làm cho người ta tin ở thượng đế". Bố thí cho một kẻ bị ruồng bỏ, - đó là một điều không thể tưởng tượng được!

Đối với Rudolph, mỗi sự vận động của tâm hồn ông ta đều vô cùng quan trọng. V́ vậy ông ta không ngừng quan sát và đánh giá những sự vận động đó. Chẳng hạn, trong cảnh đă nói trên kia, kẻ điên nổi giận với Murph nhưng lại tự an ủi rằng cảnh ngộ của Fleur de Marie đă làm ông mủi ḷng. "Ta mủi ḷng đến nỗi rơi lệ, thế mà người ta vẫn trách ta là thờ ơ, lạnh nhạt, sắt đá". Sau khi đă chứng minh như vậy ḷng lương thiện vốn có của ḿnh, Rudolph đă bất b́nh với "điều ác", với hành động gian ác của bà mẹ không ai biết rơ của Marie, rồi ông ta tuyên bố hết sức trịnh trọng với Murph rằng:

"Ngươi biết đấy, ta rất coi trọng một số hành động trả thù nào đó, ta rất quư một số điều đau khổ nào đó"

Đồng thời ông ta lại nhăn mặt như quỷ dữ khiến cho anh đầy tớ trung thành sợ hăi hét lên: "Ôi! Thưa đức ông!". Vị quan lớn hiển hách đó giống như những nhà hoạt động của hội "Nước Anh trẻ"12 là những người cũng muốn cải tạo thế giới, làm nên sự nghiệp vĩ đại và đều mắc phải chứng loạn thần kinh giống như vậy.

Chính bản chất ham thích phiêu lưu của Rudolph là cái đầu tiên giải thích cho chúng ta hiểu những chuyện mạo hiểm và những cảnh ngộ mà ông ta dấn thân vào. Ông ta thích "cái kỳ lạ của tiểu thuyết, sự tiêu khiển, chuyện mạo hiểm và sự giả trang": "tính ṭ ṃ" của ông ta "không bao giờ được thoả măn cả"; ông ta thấy "cần phải có cảm xúc mạnh mẽ và nóng bỏng"; ông ta "hay say những kích thích thần kinh dữ dội".

Những khuynh hướng bẩm sinh đó của ông lại được tăng cường bởi tính khao khát muốn đóng vai thượng đế và muốn cải tạo thế giới theo ảo tưởng cố định của ḿnh.

Quan hệ của ông ta với những người khác đều được quyết định hoặc bởi một quan niệm cố định trừu tượng nào đó, hoặc bởi những động cơ hoàn toàn cá nhân và ngẫu nhiên.

Chẳng hạn, nếu ông ta cứu y sĩ da đen David và t́nh nhân của anh ta không phải là v́ t́nh thương đồng loại trực tiếp mà số phận những người đó gây nên, cũng không phải để giải phóng họ, mà là để đóng vai thượng đế đối với tên chủ nô Willis và để trừng phạt sự không tin thượng đế của hắn ta. Cũng vậy, Thầy giáo là cơ hội trời cho để cho Rudolph vận dụng lư luận về h́nh phạt mà ông ta đă tưởng tượng ra từ lâu. Mặt khác, cuộc nói chuyện của Murph với phái viên Graun cho chúng ta có khả năng quan sát sâu sắc hơn những động cơ thuần tuư cá nhân quyết định những hành động cao thượng của Rudolph.

Theo Murph, Đức ngài sở dĩ quan tâm đến Fleur de Marie th́ "ngoài" sự thương hại mà số phận của con người nghèo khổ gây nên, c̣n v́ con gái Rudolph - mà cái chết đă làm ông ta xót xa trong ḷng - nếu c̣n sống th́ bấy giờ cũng ngần ấy tuổi. Rudolph sở dĩ quan tâm đến hầu tước phu nhân d'Harville th́ "ngoài" cái tật bác ái ra, c̣n v́ nguyên nhân có tính chất cá nhân này là nếu không có lăo hầu tước d'Harville và t́nh bạn của vị hầu tước này với Sa hoàng Aleksandr th́ ông thân sinh ra Rudolph đă bị gạt ra khỏi hàng ngũ các vua chúa Đức.

Ḷng nhân từ của Rudolph đối với bà George và sự quan tâm của ông ta đối với Germain, con trai bà George, cũng là v́ động cơ đó. Bà George là họ hàng của nhà d'Harville.

"Không chỉ v́ quan hệ họ hàng, mà c̣n do những bất hạnh và phẩm hạnh của ḿnh, mà bà George đáng thương kia được Đức ngài không ngừng ban cho những ân huệ"

Tính chất mập mờ của những động cơ của Rudolph đă được nhà biện hộ Murph cố gắng che đậy bằng những chữ như "chủ yếu là", "ngoài ra", "không chỉ v́".

Sau cùng, tất cả tính cách của Rudolph hoàn toàn biểu hiện trong sự giả dối "thuần tuư", mà chính nhờ sự giả dối đó, ông ta t́m cách tŕnh bày cho ḿnh và cho người khác sự bùng nổ của những tính ham mê xấu xa của ḿnh thành những sự phẫn nộ chống những tính ham mê của những kẻ ác. Kiểu cách này làm chúng ta nhớ lại kiểu cách tương tự của sự phê phán có tính phê phán coi những sự ngu ngốc của chính nó những sự ngu ngốc của quần chúng; coi những sự công kích độc ác của nó đối với sự phát triển của thế giới bên ngoài là những sự công kích độc ác của thế giới bên ngoài đối với sự phát triển; và cuối cùng coi tính vị kỷ của nó, cái tính vị kỷ cho rằng ḿnh đă hấp thụ được hết toàn bộ tinh thần, là sự phản kháng vị kỷ của quần chúng chống lại tinh thần.

Ta sẽ chứng minh sự giả dối "thuần tuư" của Rudolph bằng thái độ của ông ta đối với Thầy giáo, đối với bá tước phu nhân Sarah McGregor và đối với công chứng viên Jacques Ferrand.

Rudolph đă dụ dỗThầy giáo đi ăn trộm nhà ông ta để lừa hắn vào bẫy và bắt hắn. Lợi ích mà ông ta theo đuổi không phải là lợi ích của toàn nhân loại, mà là lợi ích thuần tuư cá nhân. Vấn đề là Thầy giáo giữ chiếc cặp của bá tước phu nhân McGregor c̣n Rudolph rất muốn vớ lấy chiếc cặp này. Về tête à tête của Rudolph với Thầy giáo, cuốn tiểu thuyết đă mô tả rơ ràng như sau:

"Rudolph hết sức lo lắng. Nếu ông ta bỏ lỡ dịp bắt Thầy giáo th́ dịp tốt đó chắc chắn không bao giờ c̣n nữa; tên cướp đó... sẽ mang theo tất cả những bí mật mà Rudolph muốn biết vô cùng"

Bắt Thầy giáo, Rudolph sẽ chiếm lấy chiếc cặp của bá tước phu nhân McGregor. Ông ta bắt tay Thầy giáo là xuất phát từ lợi ích cá nhân. Ông ta chọc mù mắt Thầy giáo cũng là xuất phát từ t́nh cảm cá nhân bồng bột.

Khi Dao bầu thuật lại với Rudolph cuộc ẩu đả giữa Thầy giáo và Murph và cho rằng sự chống cự ngoan cố của Thày giáo là do y biết số phận đang chờ đợi hắn, th́ Rudolph trả lời rằng: "Y không biết đâu". Khi nói câu đó, ông ta "lộ vẻ âu sầu và mặt nhăm rúm lại v́ cái vẻ gần như hung ác nói trên kia". Ư nghĩ trả thù đă hoàn toàn khống chế ông ta, ông ta đă thưởng thức trước được cái thú vui man rợ mà h́nh phạt dă man đối với Thầy giáo đem lại cho ông ta.

Thế là khi y sĩ da đen David, người mà ông ta coi là công cụ trả thù, xuất hiện,

ông ta liền kêu tướng lên: "Trả thù... Trả thù!..." giữa một cơn "thịnh nộ khốc liệt"

Một cơn thịnh nộ khốc liệt đă tràn ngập tâm hồn ông ta. Thế rồi ông ta rỉ tai với vị y sĩ cái mưu kế của ông ta; khi vị y sĩ này sợ run người lên th́ ông ta đă khéo che đậy ư nghĩa trả thù cá nhân bằng một động cơ lư luận "thuần tuư". Ông ta nói đây chỉ là "vận dụng quan niệm" thường đă ám ảnh từ lâu cái đầu óc cao thượng của ḿnh, và ông ta không quên nói thêm bằng cái giọng ngọt sớt rằng "sau này, ông ta sẽ c̣n chân trời bao la để hối cải". Ông ta bắt chước toà án tôn giáo Tây Ban Nha, toà án này sau khi trao tội nhân cho toà án thế gian xử tội thiêu sống, bao giờ cũng giả nhân giả nghĩa cầu nguyện mở rộng ḷng nhân từ cho tội nhân đang hối lỗi.

Dĩ nhiên là khi hỏi cung và xử tội Thầy giáo, Đức ông tại tư thất đầy đủ tiện nghi, mặc áo chùng đen ng̣m, sắc mặt trắng bệch trông rất hay, và để cho giống hẳn cảnh toà án, trước mặt ông ta c̣n kê một chiếc bàn dài trên để các tang vật. Cái vẻ mặt dă man và trả thù của ông ta lộ ra trước đây khi ông ta báo cho Dao bầu và vị y sĩ biết mưu kế chọc mù mắt của Thầy giáo th́ hiện nay cũng phải biến đi không c̣n dấu vết nữa. Bây giờ, ông ta phải xuất hiện với thái độ trịnh trọng hết sức buồn cười của một kẻ tự xưng là vị quan toà thế giới "b́nh tĩnh, nhẫn nhục và trầm mặc".

Để cho không ai c̣n mảy may nghi ngờ ǵ về động cơ "thuần khiết" của h́nh phạt chọc mù mắt, anh chàng Murph đần độn đă thú nhận với phái viên Graun rằng:

"Mục đích của việc trừng phạt nghiêm khắc Thầy giáo th́ chủ yếu là để trả thù việc y định giết tôi"

Khi trao đổi riêng với Murph, Rudolph đă nói như sau:

"Sự thù ghét của ta đối với bọn độc ác... càng mănh liệt, sự ghét bỏ của ta đối với Sarah tăng thêm, dĩ nhiên là tăng lên theo với sự đau khổ mà cái chết của con gái ta đă gây ra cho ta"

Như vậy là Rudolph bảo chúng ta rằng sự thù ghét của ông ta đối với bọn độc ác đă mănh liệt hơn. Dĩ nhiên sự thù ghét của ông ta là sự thù ghét có tính phê phán, sự thù ghét thuần tuư và có tính đạo đức, sự thù ghét đối với bọn độc ác, v́ chúng độc ác. V́ vậy, ông ta coi sự thù ghét đó là một sự tiến bộ của ông ta trong việc làm điều thiện.

Nhưng ở đây lại lộ ra rằng việc tăng thêm sự thù ghét có tính đạo đức chỉ là một sự thừa nhận giả dối mà ông ta dùng để tô điểm cho việc tăng thêm sự chán ghét cá nhân đối với Sarah. Ảo tưởng đạo đức không rơ rệt, tức sự tăng thêm của sự thù ghét đối với kẻ ác chỉ là cái vỏ ngoài của sự thực thiếu đạo đức rơ rệt, tức sự tăng thêm của sự thù ghét đối với Sarah. Sự thù ghét đó có một nguyên nhân hết sức tự nhiên và hết sức cá nhân tức sự đau xót cá nhân của ông ta. Chính sự đau xót đó là thước đo sự thù ghét của ông ta. Dĩ nhiên đi rồi!

Một sự giả dối đáng ghét hơn nữa đă lộ ra trong cuộc gặp mặt của Rudolph với bá tước phu nhân McGregor đang hấp hối.

Sau khi bá tước phu nhân bóc trần cái bí mật rằng Fleur de Marie chính là con gái của Rudolph và bà ta, Rudolph liền tiến sát bà "vẻ mặt đe doạ và tàn nhẫn". Bá tước phu nhân xin ông ta rủ ḷng thương. Nhưng ông ta trả lời

"Không thương hại ǵ cả, bà là kẻ đáng nguyền rủa... bà... một ác thần đối với tôi và đối với giống ṇi nhà tôi!"

Như vậy là ông ta muốn trả thù cho "giống ṇi" ḿnh. Tiếp đó, ông ta bảo cho bá tước phu nhân biết rằng để chuộc lại cái tội định giết cha, ông ta đă thề phải đi chu du thế giới, thưởng người thiện và phạt kẻ ác. Rudolph giày ṿ bá tước phu nhân, ông ta tức giận điên người, nhưng trước mắt ông ta, ông ta chỉ hoàn thành cái nhiệm vụ đă tự đặt ra ngày 13 tháng Giêng tức là: "truy nă điều ác".

Lúc ông ta bỏ đi, Sarah kêu lên:

"Hăy rủ ḷng thương tôi, tôi sắp chết rồi!" Rudolph giận điên lên nói: "Chết đi, đồ đáng nguyền rủa!"

Những chữ "giận điên lên" vạch rơ những động cơ thuần tuư, có tính phê phán có đạo đức của hành động của Rudolph. Chính cơn giận điên người đó đă khiến ông ta rút gươm ra chống lại người cha cao quư đă quá cố của ông ta, như ông Szeliga đă nói. Đáng lẽ phải đấu tranh với điều ác ấy ở bản thân với tư cách nhà phê phán thuần tuư, ông ta lại đấu tranh với điều ác ở người khác.

Cuối cùng, Rudolph tự ḿnh xóa bỏ lư luận Cơ Đốc giáo về h́nh phạt của ông ta. Ông ta muốn bỏ tội tử h́nh, biến h́nh phạt thành sự sám hối, miễn là tội phạm giết những người khác chứ không động chạm đến người nhà ông ta. Nếu thủ phạm đụng đến một người trong gia đ́nh ông ta th́ ông ta sử dụng ngay tội tử h́nh; ông ta cần hai thứ lập pháp, một cho bản thân ông ta là vĩ nhân, một cho những người trần tục.

Ông được Sarah cho biết thủ phạm gây ra cái chết của Fleur de Marie là Jacques Ferrand. Ông tự nhủ rằng:

"Không, như thế chưa đủ... Ngọn lửa phục thù đang rực cháy trong ḷng ta!... Thật là ḷng đang khao khát máu!... Thật là cơn thịnh nộ suy nghĩ chín chắn và điềm đạm!... Khi tôi chưa biết rằng một trong những nạn nhân của tên quỷ sứ đó là con tôi, tôi c̣n tự nhủ rằng: cái chết của người đó chẳng bổ ích ǵ... Sống mà không có tiền bạc, sống mà không thoả măn được dục vọng điên cuồng của ḿnh, đó mới là sự hành hạ lâu dài và gấp bội... Nhưng đây là con gái tôi!... Tôi phải giết chết người đó!"

Và Rudolph xông ra đi giết Jacques Ferrand, nhưng ông ta thấy y đă ở vào trong t́nh trạng không cần giết nữa.

Ông Rudolph "lương thiện" ! Chí phục thù sôi sục, ḷng thèm khát máu người, cơn thịnh nộ suy nghĩ chín chắn và điềm đạm, sự giả dối che đậy một cách xảo trá mọi ư nghĩ độc ác trong tâm hồn - tất cả những cái đó chính là những dục vọng độc ác khiến ông ta móc mắt người khác. Chỉ nhờ có vận may, tiền bạc và chức tước mà "người thiện" đó thoát khỏi tù đầy.

Để bù đắp cho sự nhỏ mọn của ông ta trên tất cả các mặt khác, "uy lực của sự phê phán" đă biến vị Don Quixote này thành "chủ nhà tốt", "láng giềng tốt", "bạn bè tốt", "người cha tốt", "nhà tư sản tốt", "người công dân tốt", "ông hoàng tốt", và ở đây vẫn c̣n vang lên cái cung bậc ấy của các bài hát ca ngợi của ông Szeliga. Điều đó c̣n nhiều hơn toàn bộ thành quả "loài người" đă đạt được "trong toàn bộ lịch sử của ḿnh". Riêng cái đó cũng để cho Rudolph hai lần cứu "thế giới" khỏi "bị diệt vong".

Chú thích

1* từ để gọi công tước và giám mục.

2* nghĩa đen: "bông hoa của Marie" hay "bông hoa Marie", c̣n tiếng Đức th́ từ "Marienblume" mà Szeliga đă dùng để gọi Fleur de Marie, có nghĩa là "hoa cúc" (Marguerite).

3* xuất chúng

4* pháp luật xử phạt theo nguyên tắc: ăn miếng trả miếng

5* tức Fleur de Marie

6* cô gái trong trắng được tặng ṿng hoa hồng v́ có đức hạnh.

7* nhà nghề

8* vui, giải buồn

9* những người mắc nợ không có hy vọng trả được

10* nghĩa đen: "vị thần từ trong máy móc ra" (trong các rạp hát cổ đại, diễn viên đóng vai thần được đưa ra sân khấu bằng một thứ máy móc đặc biệt). Câu này dùng để chỉ người đột nhiên xuất hiện cứu văn được thế nguy.

11* chuyện riêng giữa hai người


1 Trích trong câu chuyện hài hước dân gian ở Đức "Bảy người sva-bơ".

2 Goethe, "Những sự châm biếm ôn hoà".

3 "Journal des Débats" là tên gọi của tờ báo tư sản Pháp ra hàng ngày "Journal des Débats politiques et littéraires" ("Báo tranh luận chính trị và văn học") được thành lập ở Paris năm 1789. Dưới thời Quân chủ tháng bảy, nó là tờ báo của chính phủ, cơ quan của giai cấp tư sản phái bảo hoàng Orleans.

4 "Le Siècle" ("Thế kỷ") là tờ báo ra hàng ngày xuất bản ở Paris từ 1836 đến 1939. Trong những năm 40 của thế kỷ XIX, nó phản ánh quan điểm của bộ phận giai cấp tiểu tư sản chỉ yêu cầu cải cách hiến pháp một cách ôn hoà.

5 "Peites affiches" ("Quảng cáo nhỏ") là một xuất bản phẩm định kỳ lâu đời nhất ở Pháp được sáng lập ở Paris từ năm 1612; đây là tờ báo thông tin khổ nhỏ đăng các loại quảng cáo và thông tri.

6 "Satan" là tờ báo châm biếm loại nhỏ của giai cấp tư sản, phát hành ở Paris năm 1840-1844.

7 Marx trích dẫn các tác phẩm sau đây của C. Fourier: "Học thuyết về bốn vận động và về những số phận chung" ("Théorie des quatre mouvements et des destinées générales" - in lần thứ nhất vào năm 1808), "Thế giới mới lao động và xă hội hoá" ("Le nouveau monde industriel et sociétaire" - in lần thứ nhất vào năm 1829) và "Học thuyết về sự thống nhất của thế giới" (xem chú thích 4, chương V).

8 Chaptal, "De l'Industrie française", T.I-II, Paris, 1819.

9 Fortunatus là nhân vật trong truyền thuyết dân gian nước Đức, có chiếc túi tiền thần tiên không bao giờ cạn và chiếc mũ ma.

10 Trích dẫn ở lời bạt phần hai của "Học thuyết về bốn vận động và về những số phận chung" của C. Fourier.

11 Đây là nói về những chư hầu nhỏ ở Đức đă mất quyền lực của ḿnh; trong thời kỳ chiến tranh của Napoléon và hội nghị Wien (1814-1815), do chia lại bản đồ chính trị của nước Đức nên lănh địa của họ bị sáp nhập vào lănh thổ của những bang lớn hơn ở Đức.

12 "Nước Anh trẻ" là một hội của những nhà hoạt động chính trị và nhà văn học Anh thuộc Đảng Tory thành lập vào đầu những năm 40 thế kỷ XIX. Các nhà hoạt động của nhóm "Nước Anh trẻ", trong khi bộc lộ tâm trạng bất măn của bọn quư tộc địa chủ đối với sự tăng cường thực lực kinh tế và chính trị của giai cấp tư sản, đă dùng thủ đoạn mê hoặc ḥng ảnh hưởng đến giai cấp công nhân, lợi dụng họ chống lại giai cấp tư sản. Trong "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản", Marx và Engels đă xác định quan điểm của họ là "chủ nghĩa xă hội phong kiến".


[Chương trước]   [Mục lục]   [Chương sau]