K. Marx - F. Engels
Gia đ́nh thần thánh


CHƯƠNG VII

NHỮNG BỨC THƯ CỦA

SỰ PHÊ PHÁN CÓ TÍNH PHÊ PHÁN

1. QUẦN CHÚNG CÓ TÍNH PHÊ PHÁN

Có nơi đầm ấm hơn
Chính gia đ́nh ḿnh?
1

Thể hiện ở ông Bauer, sự phê phán có tính phê phán trong tồn tại hiện có tuyệt đối của ḿnh, đă tuyên bố rằng nhân loại có tính quần chúng, - tức toàn thể cái nhân loại không phải là sự phê phán có tính phê phán, - là mặt đối lập của ḿnh, đối tượng bản chất của ḿnh: bản chất v́ quần chúng tồn tại ad majorem gloriam dei 1*, v́ vinh quang của sự phê phán và của tinh thần; đối tượng v́ quần chúng chẳng qua chỉ là vật liệu của sự phê phán có tính phê phán. Sự phê phán có tính phê phán đă tuyên bố rằng quan hệ của nó với quần chúng là quan hệ có tính lịch sử toàn thế giới của thời hiện đại.

Nhưng nếu chỉ tuyên bố sự đối lập của ḿnh với toàn thế giới th́ chưa thể biến mặt đối lập ấy thành mặt đối lập có tính lịch sử toàn thế giới. Người ta có thể tự cho ḿnh là chướng ngại phổ biến v́ do vụng về mà người ta thường va vấp vào người khác khắp mọi nơi. Muốn thành mặt đối lập có tính lịch sử toàn thế giới mà chỉ có tôi tuyên bố rằng thế giới là mặt đối lập của tôi th́ vẫn chưa đủ, mà mặt khác c̣n cần là thế giới tuyên bố rằng, tôi là mặt đối lập bản chất của nó, coi tôi và thừa nhận tôi như vậy. Sự thừa nhận đó, sự phê phán có tính phê phán đạt được nhờ những bức thư dùng để chứng minh, trước toàn thế giới, công việc cứu thế có tính phê phán cũng như sự phẫn nộ phổ biến của thế giới do phúc âm có tính phê phán gây ra. Với tính cách đối tượng của toàn thế giới, bản thân sự phê phán có tính phê phán cũng là đối tượng của bản thân nó. Những bức thư có nhiệm vụ chỉ rơ sự phê phán có tính phê phán là sự phê phán có tính phê phán, lợi ích thế giới của thời hiện đại.

Sự phê phán có tính phê phán tự coi là chủ thể tuyệt đối. Chủ thể tuyệt đối cần có sự sùng bái. Sự sùng bái hiện thực đ̣i hỏi phải có yếu tố thứ ba, tức là những cá nhân tín ngưỡng. Như vậy là gia đ́nh thần thánh ở Charlottenburg đă được những phóng viên của nó sùng bái một cách xứng đáng với nó. Những phóng viên cho nó biết rằng sự phê phán là ǵ và kẻ thù của nó tức quần chúng không phải là ǵ.

Rơ ràng là sự phê phán đă tự mâu thuẫn với ḿnh khi quan niệm như vậy rằng ư kiến của nó đối với bản thân là ư kiến của thế giới chung quanh, và biến khái niệm của nó thành hiện thực. Trong bản thân sự phê phán, h́nh thành một loại quần chúng, tức quần chúng có tính phê phán mà sứ mệnh giản đơn là làm tiếng vang không bao giờ tắt của những danh ngôn của sự phê phán. Để cho nhất quán từ đầu chí cuối th́ sự tự mâu thuẫn với ḿnh như vậy là có thể tha thứ được. Sự phê phán có tính phê phán không cảm thấy thế giới tội lỗi là nhà ở của ḿnh nên phải xây dựng một thế giới tội lỗi ngay trong nhà ở của ḿnh.

Con đường của các phóng viên của sự phê phán tuyệt đối, thành viên của quần chúng có tính phê phán, không phải là đầy hoa hồng. Con đường của họ là con đường phê phán, khó khăn, đầy chông gai. Sự phê phán có tính phê phán là một vị chúa duy linh chủ nghĩa, là tính tự phát thuần tuư, là actus purus2* không dung thứ cho bất cứ ảnh hưởng nào từ bên ngoài. V́ vậy phóng viên chỉ có thể là một chủ thể bề ngoài, chỉ có thể biểu lộ tính độc lập bề ngoài đối với sự phê phán có tính phê phán, và chỉ có thể biểu lộ sự mong muốn bề ngoài thông báo cho sự phê phán một cái ǵ mới mẻ và độc lập. Trên thực tế, đó là vật sáng tạo của sự phê phán, là sự lắng nghe bản thân chỉ đối tượng hoá trong chốc lát dưới h́nh thức vật tồn tại độc lập.

V́ vậy, những phóng viên không bỏ lỡ cơ hội để không ngừng cam đoan với người ta rằng bản thân sự phê phán có tính phê phán biết, thấy, hiểuthể nghiệm cái mà các phóng viên làm ra vẻ báo cho nó trong lúc đó. Chẳng hạn, Zerrleder đă dùng những câu như: "Anh có hiểu việc ấy không?"; "Anh biết"; "Anh biết" lần thứ hai, lần thứ ba; "Đương nhiên anh đă nghe khá nhiều để hiểu được tất cả".

Fleischhammer, phóng viên ở Breslau viết: "Nhưng ... đối với anh cũng như đối với bản thân tôi, việc ấy khó mà nói là một câu đố". Hay Hirzel, phóng viên ở Zürich: "Dĩ nhiên bản thân anh cũng biết rơ". Phóng viên có tính phê phán sùng bái sự hiểu biết tuyệt đối của sự phê phán có tính phê phán đến nỗi gán cho sự phê phán tuyệt đối một sự hiểu biết ngay cả ở những chỗ nói chung không có ǵ để hiểu cả. Ví dụ, Fleischhammer viết:

"Ông hoàn toàn"(!) "hiểu"(!) "ư tôi khi tôi cho ông biết rằng không thể ra phố mà lại không gặp những thầy tu Cơ Đốc trẻ mặc áo dài đen và áo choàng"

Hơn nữa, trong sự sợ hăi, phóng viên c̣n nghe sự phê phán có tính phê phán nói chuyện, trả lời, ḥ hét, chế giễu như thế nào!

Chẳng hạn, Zerrleder nói: "Nhưng... ông cứ nói đi. Tốt, vậy, hăy lắng nghe!" Hay Fleischhammer nói: "Phải, tôi đă nghe ông nói; tôi cũng chỉ muốn rằng...". Hay Hirzel: "Thưa ngài, ngài kêu lên đấy à!" Hay một phóng viên ở Tübingen viết: "Ông đừng có chế giễu tôi!"

V́ vậy, những phóng viên c̣n dùng cả cách nói như sau: họ báo cho sự phê phán có tính phê phán biết những sự việc và chờ nó đưa ra một sự giải thích tinh thần, họ cung cấp cho nó những tiền đề và để cho nó rút ra kết luận. Hay là thậm chí họ xin lỗi về việc họ nhai lại tin tức mà nó đă biết từ lâu.

Chẳng hạn, Zerrleder nói:

"Phóng viên của ông chỉ có thể cung cấp cho ông một bức tranh, một sự miêu tả những sự việc. Cái tinh thần đem lại sự sống cho những sự vật ấy th́ dĩ nhiênông biết rồi", hoặc "Bây giờ ông rút ra kết luận cho ông"

Hay là Hirzel nói:

"Tôi không dám nói chuyện với ông về nguyên lư tư biện cho rằng mọi vật được sáng tạo ra đều do mặt đối lập cực đoan của nó sản sinh ra"

Hay là những sự quan sát của các phóng viên chẳng qua chỉ là sự thực hiện chứng thực những lời tiên tri của sự phê phán.

Chẳng hạn, Fleischhammer nói: "Lời dự đoán của ông đă thành sự thật rồi". Hay Zerrleder nói:

"Những xu hướng mà trong thư tôi đă nói với ông là ngày càng phát triển ở Thụy Sĩ th́ hoàn toàn không nguy hại mà thực ra chỉ là đáng mừng ... chỉ chứng thực cho tư tưởng ông đă nhiều lần phát biểu ...", v.v.

Sự phê phán có tính phê phán đôi khi cảm thấy cần phải nhấn mạnh tinh thần chiếu cố của ḿnh đến việc đọc và trả lời những bản tin của phóng viên. Sở dĩ nó chiếu cố như vậy là v́ phóng viên đă hoàn thành tốt đẹp một bài nào đó mà nó giao. Chẳng hạn, ông Bruno viết thư cho phóng viên ở Tübingen:

"Về phần tôi nếu trả lời thư anh th́ thật là không nhất quán... Nhưng mặt khác... anh đă lại có những nhận xét rất trúng khiến... tôi không thể từ chối sự giải thích mà anh yêu cầu"

Sự phê phán có tính phê phán muốn nhận được thư từ các tỉnh gửi về cho ḿnh. Nhưng đây không phải là tỉnh hiểu theo ư nghĩa chính trị v́ ai nấy đều biết ở Đức, không hề có loại tỉnh này, mà là tỉnh có phê phán lấy Berlin làm thủ đô. Berlin là chỗ ở của các vị gia trưởng có tính phê phán và của gia đ́nh thần thánh có tính phê phán, c̣n các tỉnh là nơi ở của quần chúng có tính phê phán. Dân các tỉnh có tính phê phán chỉ dám xin nhà đương cục phê phán tối cao chú ư đến ḿnh sau khi đă rập đầu tạ tội.

Ví dụ một phóng viên nặc danh viết cho ông Edgar, một thành viên đồng thời là một thủ lĩnh của gia đ́nh thần thánh:

"Kính thưa ngài! Cho phép tôi mạo muội thưa với ngài rằng thanh niên vui ḷng tự nguyện kết bạn tâm giao trên cơ sở chí hướng chung (hai chúng ta chỉ hơn kém nhau có hai tuổi)"

Người bạn cùng lứa tuổi đó của ông Edgar nhân tiện tự xưng là bản chất của triết học tối tân. Thư từ giao dịch giữa "sự phê phán" và "bản chất" của triết học chẳng lẽ không phải là việc tự nhiên hay sao? Nếu như bạn cùng lứa tuổi của ông Edgar cam đoan rằng y đă rụng răng th́ đó chỉ là ám chỉ cái bản chất ngụ ư của nó mà thôi. "Bản chất triết học tối tân" này "đă học được của Feuerbach cách đưa yếu tố giáo dục vào cách nh́n khách quan". Nó cũng lập tức cung cấp kiểu mẫu về giáo dục cách nh́n của ḿnh bằng cách bảo đảm với ông Edgar rằng nó đă nắm được "cách nh́n toàn diện đối với cuốn tiểu thuyết của ông ": "Những nguyên tắc bất di bất dịch muôn năm!"2 và đồng thời lại công khai thú nhận rằng nó c̣n xa mới hiểu rơ tư tưởng của ông Edgar và cuối cùng làm mất ư nghĩa sự bảo đảm của ḿnh về việc nắm cách nh́n toàn diện bằng cách đặt ra câu hỏi: "Hay là tôi hoàn toàn hiểu sai ngài chăng?". Sau thí nghiệm đó mà bản chất của triết học tối tân có phát biểu ư kiến như sau về quần chúng th́ cũng là điều hoàn toàn dĩ nhiên thôi:

"Chúng ta phải chiếu cố, dù chỉ là một lần, đến việc nghiên cứu và cởi cái nút ảo thuật, nó ngăn cản lư trí thông thường của loài người tiến vào biển cả không bờ bến của tư tưởng"

Ai muốn có một khái niệm đầy đủ về quần chúng có tính phê phán, xin đọc bản tin Zürich (số 5) của ông Hirzel. Con người bất hạnh đó lặp lại những danh ngôn của sự phê phán với một tinh thần cần cù thực sự làm xúc động ḷng người và biểu lộ một trí nhớ đáng khen. Ở đây, cũng có những câu ưa thích của ông Bruno về những trận đánh mà ông chiến đấu, những cuộc chinh phạt mà ông tham gia và lănh đạo. Đặc biệt là ông Hirzel đă làm tṛn sứ mệnh của một thành viên của quần chúng có tính phê phán, khi ông căm phẫn về quần chúng vô đạo và về thái độ của quần chúng đó đối với sự phê phán có tính phê phán.

Ông ta nói về quần chúng tự cho ḿnh là người tham gia vào lịch sử, về "quần chúng thuần khiết", về "sự phê phán thuần khiết", về "sự thuần khiết của mặt đối lập đó" - "một sự đối lập thuần khiết đến nỗi chưa từng có trong lịch sử", - về "tâm trạng bất măn", về "sự ngu dốt hết chỗ nói, sự kém tư cách, sự nhu nhược, ḷng sắt đá, tính nhút nhát, sự cuồng bạo, sự hung tợn của quần chúng đối với sự phê phán", về "quần chúng chỉ tồn tại để bằng sự chống đối của ḿnh làm cho sự phê phán trở nên gay gắt hơn, cảnh giác hơn". Ông ta nói về "vật sáng tạo được sinh ra từ mặt đối lập cực đoan", về chỗ sự phê phán đứng lên trên sự thù hằn và những t́nh cảm trần tục tương tự. Toàn bộ nội dung của bản tin của ông Hirzel gửi đăng trên "Literatur-Zeitung" cũng chỉ gồm vẻn vẹn có cái mớ câu chữ có tính phê phán đó. Ông ta chê trách quần chúng chỉ thoả măn với "tâm trạng", "nguyện vọng tốt lành", "lối nói", "tín ngưỡng", v.v.; với tư cách là một thành viên của quần chúng có tính phê phán, bản thân ông ta cũng thoả măn với những "lời nói" diễn đạt "tâm trạng có tính phê phán", "tín ngưỡng có tính phê phán", "nguyện vọng tốt lành có tính phê phán" của ḿnh và để mặc cho ông Bruno và đồng bọn "hành động, công tác, chiến đấu" và "sáng tạo".

Mặc dù thành viên của "quần chúng có tính phê phán" vẽ ra một bức tranh khủng khiếp và sự bất hoà, có tính lịch sử toàn thế giới giữa thế giới vô đạo và "sự phê phán có tính phê phán", song bản thân sự bất hoà có tính lịch sử toàn thế giới ấy vẫn chưa được chứng thực, ít ra là đối với những kẻ không tín ngưỡng. Việc các phóng viên lắp đi lắp lại một cách ân cần và không phê phán những "ảo tưởng" và "tham vọng" có tính phê phán chỉ chứng minh rằng những tư tưởng cố chấp của thầy cũng chính là những tư tưởng cố chấp của tớ. Đúng vậy, một trong những phóng viên t́m cách căn cứ vào sự thực để chứng minh. Y viết thư cho gia đ́nh thần thánh:

"Ông thấy rằng "Literatur-Zeitung" đă đạt được mục đích của nó, nghĩa là nó không có tiếng vang nào cả. Nó chỉ có thể có tiếng vang trong trường hợp nó hoà nhịp với sự nghèo nàn về tinh thần, trong trường hợp ông hiên ngang tiến lên với những tiếng nhạc vang lừng của cả một dàn nhạc lính thị vệ Thổ gồm những phạm trù thông thường"

Tiếng nhạc vang lừng của cả một dàn nhạc lính thị vệ Thổ gồm những phạm trù thông thường! Người ta thấy ngay vị phóng viên có tính phê phán cố gắng làm tṛ ảo thuật bằng những câu nói "không thông thường". Sự giải thích của y về việc "Literatur-Zeitung" không có tiếng vang nào cả tất nhiên sẽ bị bác bỏ như một lời biện hộ thuần tuư. Đúng ra người ta có thể giải thích sự việc đó theo một ư nghĩa ngược lại, nghĩa là theo nghĩa sự phê phán có tính phê phán hoà nhịp với đông đảo quần chúng, tức với đông đảo quần chúng nhà văn không t́m đâu ra người hưởng ứng.

Do đó, những phóng viên có tính phê phán nói với gia đ́nh thần thánh bằng những lời lẽ phê phán coi đó là "lời cầu nguyện" đồng thời cũng là những công thức "nguyền rủa" quần chúng th́ vẫn là chưa đủ. Cần có những phóng viên không có tính phê phán và có tính quần chúng, cần có phái viên chân chínhquần chúng cử đến với sự phê phán có tính phê phán để chứng minh là có sự bất hoà thực sự giữa quần chúng và sự phê phán.

Do đó, sự phê phán có tính phê phán cũng dành một chỗ cho quần chúng không có tính phê phán. Nó cũng buộc các đại biểu trung hậu của quần chúng đó trao đổi thư từ với nó, thừa nhận rằng sự đối lập giữa quần chúng và sự phê phán là quan trọng và tuyệt đối, và thốt ra những tiếng kêu than tuyệt vọng cầu xin cứu cho thoát khỏi sự đối lập đó.

2. "QUẦN CHÚNG KHÔNG CÓ TÍNH PHÊ PHÁN" VÀ "SỰ PHÊ PHÁN CÓ TÍNH PHÊ PHÁN"

a. "Quần chúng sắt đá" và "Quần chúng không thoả măn"

Trái tim khắc nhiệt, tính sắt đá và sự không tin mù quáng của quần chúng có một đại biểu kiên định hơn. Vị đại biểu này nói về "sự giáo dục triết học Hegel thuần tuư của nhóm Berlin"3. Phóng viên ấy khẳng định:

"Tiến bộ chân chính có thể có được trên cơ sở nhận thức được hiện thực. Thế nhưng hội viên của nhóm Berlin cho chúng ta biết rằng nhận thức của chúng ta không phải là nhận thức hiện thực mà là nhận thức một cái ǵ không hiện thực"

Phóng viên gọi "khoa học tự nhiên" là cơ sở của triết học:

"Quan hệ giữa nhà khoa học tự nhiên ưu tú với nhà triết học cũng giống như quan hệ giữa nhà triết học với nhà thần học"

Y tiếp tục nhận xét về "nhóm Berlin":

"Tôi không muốn nói nhiều về các ngài ấy mà chỉ định giải thích rằng t́nh trạng của họ sở dĩ như vậy là v́ họ tuy đă trải qua quá tŕnh lột xác về tinh thần nhưng chưa thoát khỏi sản phẩm của sự lột xác đó để có thể tiếp thu được những yếu tố mới h́nh thành và cải lăo hoàn đồng". "Chúng ta c̣n phải nắm những tri thức (khoa học tự nhiên và công nghiệp) đó". "Tri thức về thế giới và loài người mà chúng ta cần thiết hơn cả, không thể chỉ đạt được nhờ sự sắc bén của tư tưởng mà c̣n phải có tác dụng của mọi giác quan, c̣n phải sử dụng mọi năng lực của con người, coi như công cụ cần thiết và quan trọng nhất; nếu không th́ trực quan và sự nhận thức sẽ vĩnh viễn không đủ... và sẽ đưa tới cái chết về đạo đức"

Nhưng phóng viên đó t́m cách bọc đường viên thuốc mà y đưa tặng sự phê phán có tính phê phán. Y "t́m ra sự vận dụng một cách đúng đắn những từ ngữ của Bauer", y "theo dơi tư tưởng của Bauer", y nói "Bauer nhận xét rất đúng", cuối cùng, h́nh như y không tiến hành luận chiến chống lại bản thân sự phê phán mà là chống lại "nhóm Berlin" nào đó khác với sự phê phán.

Cảm thấy bị tổn thương và trong mọi việc về tín ngưỡng đều nhạy cảm như bà cô chưa chồng, sự phê phán có tính phê phán không chịu để mắc hợm v́ những sự phân biệt và những sự ân cần giả dối đó. Nó trả lời:

"Nếu anh định coi cái đảng mà anh mô tả ở đầu bức thư của anh là kẻ thù của ḿnh th́ anh lầm rồi. Tốt hơn là hăy thừa nhận" (tiếp đó là lời nguyền rủa đẩy người ta vào chỗ tuyệt vọng) "anh là đối thủ của bản thân sự phê phán!"

Bất hạnh thay! Con người của quần chúng! Một kẻ thù của bản thân sự phê phán! Nhưng c̣n về nội dung của cuộc luận chiến có tính quần chúng nói trên th́ sự phê phán có tính phê phán lại tỏ ra tôn trọng thái độ phê phán của nó đối với khoa học tự nhiêncông nghiệp.

"Thành tâm tôn kính sự nghiên cứu giới tự nhiên! Thành tâm tôn kính James Watt và" - lối nói thật là cao thượng - "không mảy may tôn kính hàng triệu bạc mà Watt đem lại cho bà con ḿnh"

Thành tâm tôn kính sự tôn kính đó của sự phê phán có tính phê phán! Trong một bức thư trả lời, sự phê phán có tính phê phán chê trách các đại biểu của nhóm Berlin nói trên là đă lướt qua những tác phẩm nghiêm túc và quan trọng một cách quá nhẹ nhàng mà không bỏ công nghiên cứu chúng, chê trách rằng họ đă coi nhiệm vụ đánh giá một tác phẩm nào đó là đă hoàn thành khi họ nhận xét tác phẩm đó là một tác phẩm vạch thời đại, v.v. - nhưng cũng trong bức thư ấy, bản thân sự phê phán nói hết ư nghĩa của toàn bộ khoa học tự nhiên và công nghiệp chỉ bằng cách tuyên bố tôn kính mọi khoa học tự nhiên và công nghiệp. Sự dè dặt của sự phê phán có tính phê phán khi nó biểu lộ ḷng tôn kính của nó đối với khoa học tự nhiên giống như những tia chớp đầu tiên của cố hiệp sĩ Krug chống lại triết học tự nhiên:

"Giới tự nhiên không phải là hiện thực duy nhất, v́ chúng ta ăn và uống các thứ sản phẩm của nó"

Những cái mà sự phê phán có tính phê phán biết về các thứ sản phẩm của giới tự nhiên chỉ là "chúng ta ăn và uống những sản phẩm đó". Thành tâm tôn kính khoa học tự nhiên của sự phê phán có tính phê phán!

Sự phê phán đối lập một cách hoàn toàn triệt để yêu cầu - yêu cầu gán ghép và làm cho người ta khó chịu - phải nghiên cứu "giới tự nhiên và công nghiệp" bằng câu cảm thán có tính chất tu từ ư nhị không thể bàn căi sau đây:

"Hoặc là"(!) "anh cho rằng nhận thức về hiện thực lịch sử kết thúc rồi? Hoặc là"(!) "anh có thể kể ra dù chỉ là một thời kỳ lịch sử đă thực sự được nhận thức?"

Hoặc là sự phê phán có tính phê phán cho rằng nó có thể đạt tới dù chỉ là bước đầu của sự nhận thức về hiện thực lịch sử sau khi đă gạt bỏ khỏi sự vận động lịch sử, quan hệ lư luận và quan hệ thực tiễn của con người đối với giới tự nhiên, tức là gạt bỏ khoa học tự nhiên và công nghiệp? Hoặc là nó tưởng rằng nó đă thực sự nhận thức được một thời kỳ lịch sử nào đó mà không cần nghiên cứu, chẳng hạn, công nghiệp của thời kỳ đó và phương hức sản xuất trực tiếp ra bản thân đời sống? Đúng là sự phê phán có tính phê phán, duy linh chủ nghĩa và thần học chỉ biết (chí ít cũng biết trong trí tưởng tượng của nó) những sự kiện quan trọng về chính trị, văn học và thần học trong lịch sử. Sự phê phán có tính phê phán tách rời lịch sử với khoa học tự nhiên và công nghiệp, cũng như nó tách rời tư duy với cảm giác, linh hồn với xác thịt, bản thân nó với thế giới, và cho rằng lịch sử không phải bắt nguồn từ sản xuất vật chất thô thiển ở trên trái đất mà bắt nguồn từ những đám mây mù trên trời.

Đại biểu của quần chúng "sắt đá", "khắc nghiệt", với những lời chỉ trích và khuyên răn đúng của họ đă bị sự phê phán liệt vào hạng "nhà duy vật có tính quần chúng". Sự phê phán cũng không đối xử tốt hơn đối với một phóng viên khác không độc ác bằng, không có tính quần chúng bằng, phóng viên này tuy có đặt hy vọng vào sự phê phán có tính phê phán nhưng không thấy nguyện vọng của ḿnh được sự phê phán đáp ứng. Vị đại biểu của quần chúng "không thoả măn" này viết:

"Song tôi phải thừa nhận rằng số 1 của quư báo hoàn toàn chưa làm tôi thoả măn. V́ chúng tôi đă mong đợi một cái ǵ khác"

Vị gia trưởng phê phán đích thân trả lời:

"Nói rằng nó không đáp ứng được nguyện vọng th́ điều đó tôi đă biết trước rồi v́ tôi có thể h́nh dung được khá dễ dàng những nguyện vọng đó. Người ta kiệt quệ quá đến nỗi muốn có ngay tất cả cùng một lúc. Tất cả ư? Không! Nếu có thể th́ tất cả và đồng thời không ǵ hết. Cái thứ tất cả không đ̣i hỏi công sức ǵ, cái thứ tất cả mà người ta có thể tiếp thu được mà không trải qua một quá tŕnh phát triển nào là cái thứ tất cả có thể thâu tóm trong một chữ"

Bực ḿnh trước những tham vọng quá đáng của quần chúng đ̣i hỏi sự phê phán về nguyên tắc và về bản chất vốn "không cho ǵ hết" mà lại phải cho họ một cái ǵ, thậm chí tất cả mọi cái, vị gia trưởng phê phán liền kể theo giọng các cụ già một câu chuyện lư thú như sau: cách đây không lâu, một trong những người quen ở Berlin đă than phiền chua chát về sự dài ḍng dây cà dây muống; của tác phẩm của ông ta (mọi người đều biết rằng với một ảo tưởng cỏn con hết chỗ nói, ông Bruno đă viết thành một tác phẩm đồ sộ), ông Bauer an ủi người đó bằng cách hứa sẽ gửi cho một cục mực in h́nh quả cầu nhỏ để người đó hiểu được dễ dàng hơn. Vị gia trưởng giải thích rằng "tác phẩm" của ḿnh sở dĩ dài lê thê là v́ mực in rải ra không đều cũng như ông ta đă giải thích cái trống rỗng của tờ "Literatur-Zeitung" của ông ta bằng cái trống rỗng của "quần chúng thế tục" muốn nuốt chửng tất cả và không ǵ cả cùng một lúc, để cho ḿnh có nội dung.

Tuy không hề phủ nhận tầm quan trọng của những ư kiến trên, người ta cũng vẫn khó ḷng nh́n thấy được một sự đối lập có tính lịch sử toàn thế giới trong việc một người quen có tính quần chúng của sự phê phán có tính phê phán cho rằng sự phê phán là rỗng tuếch, c̣n sự phê phán th́ trái lại buộc tội người đó là không có tính phê phán; trong việc một người quen khác cho rằng "Literatur-Zeitung" đă phụ ḷng mong ước của anh ta, và cuối cùng trong việc một người quen thứ ba và là bạn thân cho rằng những tác phẩm của sự phê phán quá ư dài ḍng. Tuy vậy người quen số 2 ôm ấp hy vọng và người bạn thân số 3 ít ra cũng muốn biết những cái bí mật của sự phê phán có tính phê phán đều là cái cầu dẫn đến mối quan hệ có nội dung hơn và căng thẳng hơn giữa sự phê phán và "quần chúng không phê phán". Sự phê phán càng ác với quần chúng có "trái tim khắc nghiệt" tức là quần chúng có "lư trí b́nh thường của con người" bao nhiêu th́ nó càng ân cần với quần chúng đang van xin được giải thoát khỏi sự đối lập bấy nhiêu. Quần chúng t́m đến sự phê phán với trái tim tan vỡ, với tinh thần hối lỗi và tinh thần ngoan ngoăn xứng đáng được sự phê phán ban cho những lời khôn ngoan, tiên tri và thẳng thắn làm phần thưởng cho nguyện vọng thành tâm của nó.

b. Quần chúng "dễ xúc động" và "khao khát được cứu vớt"

Đại biểu của quần chúng đa cảm, dễ xúc động, khao khát được cứu vớt, khép nép cầu xin những lời đồng t́nh của sự phê phán có tính phê phán, với một thái độ thổ lộ tâm can, cúi chào, ngước mắt lên trời cầu xin:

"Tại sao tôi phải viết cho ngài điều đó? Tại sao tôi phải biện bạch cho ḿnh trước mặt ngài? V́ tôi tôn trọng ngài và do đó mong muốn được sự tôn trọng của ngài; v́ tôi vô cùng cảm ơn ngài về sự bồi dưỡng đối với tôi và do đó tôi mến ngài. Ngài đă trách mắng tôi, nên trái tim tôi thúc đẩy tôi tự biện bạch trước mặt ngài... Tôi không hề có ư định bắt ngài theo ư của tôi; nhưng dựa theo những kinh nghiệm của bản thân tôi, tôi nghĩ rằng bản thân ngài cũng sẽ vui ḷng thấy một người mà ngài chưa quen biết lắm tỏ sự đồng t́nh với ngài. Tôi không hề đ̣i hỏi ngài phải trả lời bức thư này; tôi không muốn cướp thời giờ quư báu mà ngài có thể sử dụng tốt hơn, cũng không muốn gây phiền phức cho ngài, cũng không muốn làm cho ḿnh khổ sở v́ hy vọng của ḿnh không được thực hiện. Ngài có thể coi những lời tôi nói với ngài là đa cảm, quấy rầy "hoặc hư danh"(!) "hoặc tuỳ ngài, ngài có thể trả lời cho tôi hay không, tất cả những cái đó đều không quan hệ, tôi không thể tự kiềm chế ḿnh gửi thư này đi và tôi chỉ mong ngài tin ở ư tốt thúc đẩy tôi viết thư này"(!!)

Cũng như những kẻ đáng thương từ ngàn xưa đă được thượng đế mở rộng ḷng từ bi, lần này phóng viên có tính chất quần chúng nhưng ngoan ngoăn, cũng cầu xin đến rơi nước mắt sự phê phán mở rộng ḷng từ bi, cuối cùng đă được toại nguyện. Sự phê phán có tính phê phán đă có thiện chí trả lời anh ta. Hơn thế nữa! Nó đă giải thích một cách sâu sắc nhất cho anh ta mọi vấn đề mà anh ta rất muốn t́m hiểu. Sự phê phán có tính phê phán dạy rằng:

"Hai năm trước đây mà hồi tưởng lại trào lưu Khai sáng ở Pháp thế kỷ XVIII để tung ngay cả những đơn vị khinh binh đó vào một nơi trong cuộc chiến đấu đang diễn ra lúc bấy giờ th́ đó là một việc hợp thời. Hiện nay, t́nh h́nh đă khác hẳn rồi. Bây giờ chân lư thay đổi nhanh chóng lạ thường. Cái rất hợp thời lúc đó th́ bây giờ trở thành sai lầm rồi"

Rơ ràng là nếu trước kia sự phê phán tuyệt đối đă hạ cố gọi những đơn vị khinh binh đó là "những vị thánh của chúng ta", "các đấng tiên tri" của chúng ta, "các giáo chủ" của chúng ta, v.v. (xem "Anekdota" quyển II, tr.894) th́ lúc bấy giờ, đó cũng chỉ là một "sai lầm”, nhưng một sai lầm "hợp thời". Ai sẽ gọi đơn vị khinh binhquân đội của các giáo chủ? Nói một cách nhiệt t́nh về tinh thần hy sinh, nghị lực đạo đức và sự hăng hái của những đơn vị khinh binh "suốt đời suy nghĩ, t́m ṭi và nghiên cứu chân lư", đấy cũng là một sai lầm "hợp thời". Khi sự phê phán tuyên bố trong lời tựa quyển "Đạo Cơ Đốc bị vạch trần" rằng những đơn vị "khinh binh" đó là "vô địch", rằng "mỗi người có kiến thức đều bảo đảm trước rằng những đơn vị khinh binh đó nhất định sẽ đảo lộn toàn thế giới" và "không nghi ngờ ǵ, sẽ thực sự làm thay đổi bộ mặt của thế giới", th́ đó cũng là một sai lầm. Ai làm được như thế? Những đơn vị khinh binh đó có thể làm như thế ư?

Sự phê phán có tính phê phán tiếp tục dạy bảo vị đại biểu ham t́m hiểu của "quần chúng thành tâm" rằng:

"Người Pháp tuy đă lập một thành tích lịch sử mới với ư đồ xây dựng học thuyết xă hội, nhưng hiện nay họ cũng đă kiệt quệ rồi: học thuyết mới của họ c̣n chưa thật thuần tuư, những ảo tưởng xă hội của họ, nền dân chủ hoà b́nh của họ c̣n xa mới thoát khỏi những tiền đề của trật tự cũ"

Nếu sự phê phán nói chung có nói về cái ǵ ở đây th́ chính là nói về học thuyết Fourier, nhất là học thuyết Fourier của tờ "Démocratie pacifique". Nhưng học thuyết này căn bản không phải là "học thuyết xă hội" của người Pháp. Người Pháp có nhiều học thuyết xă hội, chứ không phải chỉ có một. Học thuyết Fourier đă pha loăng mà tờ "Démocratie pacifique"5 tuyên truyền chẳng qua chỉ là học thuyết xă hội của một bộ phận giai cấp tư sản từ thiện mà thôi. Nhân dân có xu hướng cộng sản chủ nghĩa, nhưng lại chia thành nhiều phái khác nhau; phong trào chân chính nhằm cải tạo những khuynh hướng xă hội khác nhau đó không những không kiệt quệ mà chỉ hiện nay mới thực sự bắt đầu. Nhưng toàn bộ phong trào ấy không được hoàn thành trong lư luận thuần tuư, nghĩa là trừu tượng, như sự phê phán có tính phê phán muốn, mà được hoàn thành trong thực tiễn hết sức hiện thực, cái thực tiễn không mảy may quan tâm đến những phạm trù tuyệt đối của sự phê phán.

Sự phê phán huyên thuyên tiếp :

"Cho tới nay, chưa có một dân tộc nào có được mặt ưu việt nào hơn các dân tộc khác... Nếu có một dân tộc nào trội hơn các dân tộc khác về mặt tinh thần th́ đấy chỉ là một dân tộc có khả năng phê phán bản thân nó và các dân tộc khác, và có khả năng nhận thức được những nguyên nhân của sự sụp đổ phổ biến"

Cho tới nay, mỗi dân tộc đều trội hơn các dân tộc khác về mặt nào đó. Nếu lời tiên tri của sự phê phán là đúng th́ bất cứ dân tộc nào cũng đều sẽ vĩnh viễn không thể trội hơn được dân tộc khác, v́ tất cả các dân tộc văn minh châu Âu, như người Anh, người Đức, người Pháp, hiện nay đều đang "phê phán" ḿnh và các dân tộc khác" và "đều có khả năng nhận thức được nguyên nhân của sự suy sụp phổ biến". Sau hết, nói rằng "sự phê phán", "sự nhận thức", tức hoạt động tinh thần đem lại ưu thế tinh thần th́ về thực chất đó chỉ là một lời nói, trùng lặp trống rỗng; c̣n sự phê phán vô cùng tự phụ tự đặt ḿnh lên trên các dân tộc và chờ đợi họ ḅ rạp dưới chân ḿnh cầu xin ḿnh soi sáng ư thức cho, th́ chỉ chứng tỏ bằng chủ nghĩa duy tâm hài hước kiểu Đức - Cơ Đốc đó rằng nó vẫn ngập đến tận mang tai trong cái hố bùn chủ nghĩa dân tộc Đức.

Sự phê phán của người Pháp và người Anh không phải là thứ nhân cách trừu tượng, ở thế giới bên kia, đứng ngoài nhân loại, nó là hoạt động thực sự có tính người của những cá nhân, thành viên tích cực của xă hội, biết đau khổ, cảm giác, suy nghĩ và hành động như những con người. V́ vậy, sự phê phán của họ đồng thời thấm đầy thực tiễn, chủ nghĩa cộng sản của họ là thứ chủ nghĩa xă hội trong đó họ đưa ra những biện pháp thực tiễn hiển nhiên, trong đó họ không những thể hiện tư duy của ḿnh mà chủ yếu hơn c̣n thể hiện hoạt động thực tiễn nữa. V́ vậy sự phê phán của họ là sự phê phán sinh động, thực tế đối với xă hội hiện tại, là sự nhận thức về những nguyên nhân của "sự suy sụp".

Sau khi giải thích cho thành viên ham hiểu biết của quần chúng, sự phê phán có tính phê phán có thể hoàn toàn có quyền nói về "Literatur-Zeitung" của ḿnh:

"Ở đây, có một sự phê phán thuần tuư, hiển nhiên, nắm vững đối tượng, không thêm thắt ǵ"

Ở đây không có "cái ǵ có tính độc lập" cả, ở đây không có cái ǵ hết ngoài sự phê phán là cái không đưa lại cái ǵ cả, nghĩa là một sự phê phán rút cục hết sức không có tính phê phán. Sự phê phán cho in những đoạn được gạch dưới và đạt đến chỗ rực rỡ nhất dưới h́nh thức những trích dẫn. Wolfgang Menzel và Bruno Bauer ch́a bàn tay hữu nghị cho nhau, và sự phê phán có tính phê phán đứng tại nơi mà triết học về sự đồng nhất đă đứng mấy năm đầu của thế kỷ này, trong khi mà Schelling phản đối giả thiết có tính quần chúng cho rằng dường như ông ta t́m cách đưa ra một cái ǵ, bất cứ cái ǵ ngoài thứ triết học thuần tuư, hoàn toàn có tính triết học.

c. Ơn trên ban cho quần chúng

Phóng viên dễ xúc cảm mà vừa rồi được sự phê phán lên lớp trước mặt chúng ta, đă có những quan hệ chân thành với sự phê phán. Quan hệ căng thẳng giữa quần chúngsự phê phán chỉ biểu hiện ở anh ta dưới h́nh thức mục ca. Cả hai cực của sự đối lập có tính lịch sử toàn thế giới giữ mối quan hệ thiện ưlịch sử, do đó rất công khai.

Sự phê phán có tính phê phán nh́n thấy tác dụng ghê rợn và làm hại sức khoẻ của ḿnh đối với quần chúng trước hết ở người thông tín viên mà một chân đă đứng trên miếng đất của sự phê phán, nhưng chân kia vẫn ở thế giới trần tục. Phóng viên này đại biểu cho quần chúng trong cuộc đấu tranh nội bộ của nó chống lại sự phê phán.

Có khi anh ta cảm thấy "ngài Bruno và bạn bè của ngài không hiểu loài người", họ "thực ra là mù quáng". Nhưng anh ta lại cải chính ngay:

"Dĩ nhiên, tôi thấy rơ như ban ngày rằng ngài đúng và tư tưởng của ngài đều đúng. Nhưng xin lỗi ngài, nhân dân cũng không sai... À vâng, nhân dân đúng ... Ngài đúng... tôi không thể phủ nhận điều đó... Tôi quả thực không hiểu tất cả những cái đó sẽ đưa tới đâu... Xin ngài nói... này, hăy ở lại nhà... Ôi! tôi không chịu được nữa... Ôi... nhất định có ngày người ta sẽ phát điên mất... Tôi mong ngài sẽ có thiện chí đối với người khác... Xin hăy tin tôi, tri thức mà người ta thu được đôi khi làm cho người ta mê muội như có chiếc cối xay quay tít trong óc người ta vậy"

Một phóng viên khác cũng viết rằng anh ta "có khi sẽ mất cả sức lĩnh hội": Anh thấy rằng cái ơn trên của sự phê phán chuẩn bị tha thứ cho phóng viên quần chúng đă phát biểu câu nói trên. Một kẻ đáng thương! Nó bị giằng co giữa quần chúng tội lỗi và sự phê phán có tính phê phán. Đây không phải là tri thức đă đạt được làm cho đồ đệ sắp sửa đắc đạo của sự phê phán có tính phê phán lâm vào trạng thái đần độn như vậy, mà chính là vấn đề tín ngưỡng và lương tâm; Christ có tính phê phán hay là nhân dân, thượng đế hay là thế giới, Bruno Bauer và bè bạn hay là quần chúng thế tục ! Nhưng cũng như sự sa ngă cực độ của linh hồn của kẻ mắc tội xảy ra trước khi thượng đế ban ơn, ở đây sự đần độn không sao chịu nổi cũng đi trước sự ban ơn của sự phê phán. Sau khi mà sự phê phán ban ơn xuống cho kẻ có tội th́ dĩ nhiên là kẻ được lựa chọn không mất đi sự ngu xuẩn của ḿnh mà lại mất đi ư thức về sự ngu xuẩn của ḿnh.

3. QUẦN CHÚNG PHÊ PHÁN KHÔNG CÓ TÍNH PHÊ PHÁN, HAY LÀ "SỰ PHÊ PHÁN" VÀ "NHÓM BERLIN"

Sự phê phán có tính phê phán không thể tự mô tả thành mặt đối lập bản chất và do đó đồng thời cũng không thể tự mô tả thành đối tượng bản chất của loài người có tính quần chúng. Không kể đến những đại biểu của quần chúng có trái tim khắc nghiệt, là những người vạch rơ tính vô dụng của sự phê phán có tính phê phán và giải thích hết sức lễ phép cho nó hiểu rằng nó chưa hoàn thành quá tŕnh lột xác về tinh thần và trước hết nó phải giành lấy những tri thức vững chắc, - th́ c̣n có 2 phóng viên. Về phần phóng viên dễ xúc cảm th́ một là anh ta không phải là mặt đối lập của sự phê phán, hai là nguyên nhân thật sự khiến anh ta t́m cách dịch lại gần sự phê phán, là nguyên nhân cá nhân thuần tuư. V́ đọc tiếp thư của anh ta sẽ thấy rằng điều mà anh muốn thực ra chỉ là điều hoà ḷng thành kính sâu sắc của anh ta đối với ngài Arnold Ruge với ḷng thành kính sâu sắc của anh đối với ngài Bruno Bauer. Mưu toan điều hoà đó làm vinh dự cho tấm ḷng tốt của anh ta, nhưng không hề đại biểu cho lợi ích của quần chúng. Sau hết, vị phóng viên cuối cùng xuất hiện trước chúng ta không c̣n là một thành viên chân chính của quần chúng mà là một đồ đệ sắp đắc đạo của sự phê phán có tính phê phán.

Nói chung quần chúng là một đối tượng không xác định, do đó không thể có hành động xác định nào, cũng không thể có những quan hệ xác định nào. Quần chúng với tính cách là đối tượng của sự phê phán có tính phê phán khác hẳn với quần chúng chân chính là những quần chúng đến lượt ḿnh lại h́nh thành những sự đối lập có tính rất quần chúng trong nội bộ họ và giữa họ với nhau. Sự phê phán có tính phê phán "đă tạo ra" quần chúng ấy, giống như nhà khoa học tự nhiên đáng lẽ phải nói đến những loài động vật, thực vật nhất định th́ lại đem "loài nói chung" đối lập với bản thân ḿnh.

Muốn có mặt đối lập của tính quần chúng thực sự th́ ngoài quần chúng trừu tượng, tức sản phẩm do bản thân sự phê phán tưởng tượng ra, sự phê phán có tính phê phánc̣n cần có một quần chúng xác định, có thể chỉ ra bằng kinh nghiệm chứ không phải chỉ là giả tưởng. Quần chúng ấy phải thấy sự phê phán có tính phê phán không những chỉ là bản chất của ḿnh mà đồng thời c̣n là sự tiêu diệt bản chất của ḿnh. Nó phải có nguyện vọng trở thành không phải quần chúng, tức trở thành sự phê phán có tính phê phán, đồng thời lại không thể thực hiện được nguyện vọng ấy. "Nhóm Berlin" nói trên chính là thứ quần chúng không phê phán đồng thời lại có tính phê phán ấy. Và toàn bộ thành phần của cái quần chúng loài người nghiên cứu một cách nghiêm chỉnh sự phê phán có tính phê phán cũng chẳng qua chỉ là cái nhóm Berlin nào đó mà thôi.

Theo chúng tôi biết, cái "nhóm Berlin" đó (tức "đối tượng bản chất" của sự phê phán có tính phê phán mà sự phê phán có tính phê phán luôn luôn nghiên cứu và cho rằng nó cũng luôn luôn nghiên cứu ḿnh) gồm một số ít phần tử của phái Hegel trẻ ci-devant 3*. Theo sự khẳng định của sự phê phán có tính phê phán th́ sự phê phán có tính phê phán một phần gây ra cho những phần tử đó cái horror vacui 4*, một phần gây ra cho họ cảm giác về hư không. Chúng tôi sẽ không nghiên cứu t́nh h́nh thực tế mà tin vào lời nói của sự phê phán.

Sứ mệnh chủ yếu của những bản tin là tŕnh bày tường tận cho công chúng mối quan hệ có tính lịch sử toàn thế giới của sự phê phán với "nhóm Berlin", là vạch rơ ư nghĩa sâu sắc của quan hệ đó, chứng minh sự phê phán cần tàn ác đối với loại "quần chúng" ấy và cuối cùng tạo ra cái bề ngoài tựa hồ toàn thế giới đă hồi hộp theo dơi sự đối lập đó, khi th́ tán thành khi th́ phản đối phương châm hành động của sự phê phán. Chẳng hạn, sự phê phán tuyệt đối viết thư cho một phóng viên ủng hộ "nhóm Berlin", như sau:

"Tôi đă phải nghe không biết bao nhiêu lần loại sự việc đó cho nên tôi quyết định không thèm để ư đến nữa"

Ngay thế giới cũng không tài nào đoán được sự phê phán có tính phê phán đă phải quan hệ bao nhiêu lần với những sự việc có tính phê phán thuộc loại như vậy.

Chi bằng ta hăy nghe một thành viên của quần chúng có tính phê phán cho biết về nhóm Berlin:

"Anh ta 5* bắt đầu câu trả lời như sau: Nếu có người thừa nhận anh em Bauer" (gia đ́nh thần thánh bao giờ cũng phải được thừa nhận pêle - mêle 6*) "th́ người đó chính là tôi. Nhưng "Literatur-Zeitung"! Chính nghĩa trước hết! Tôi rất muốn biết một trong những người cấp tiến ấy, tức là một trong những người thông minh năm 1842 ấy, nghĩ về anh như thế nào..."

Phóng viên báo tin tiếp rằng con người bất hạnh t́m thấy đủ mọi khuyết điểm trong "Literatur-Zeitung".

Anh ta cho rằng tiểu thuyết "Ba con người tốt" của ông Edgar là bôi bác và phóng đại. Anh ta không hiểu rằng việc kiểm duyệt sách báo là một cuộc đấu tranh nội bộ đúng hơn là một cuộc đấu tranh bên ngoài, đúng hơn là một cuộc đấu tranh giữa người với người. Những người ấy không bỏ công nh́n vào thế giới bên trong của ḿnh và thay thế những câu mà sự kiểm duyệt không thể chấp nhận bằng những tư tưởng có tính phê phán đă được tinh luyện và suy nghĩ một cách toàn diện. Anh ta cho rằng bài b́nh luận của ông Edgar về ông Béraud là hời hợt, nhưng phóng viên có tính phê phán lại cho là sâu sắc. Đành rằng anh có thú nhận: "Tôi chưa đọc quyển sách của ông Béraud". Nhưng anh ta tin rằng ông Edgar đă thành công, v.v., và ai nấy đều biết ḷng tin làm cho người ta mê lẫn. Tín đồ có tính phê phán nói tiếp: "Tóm lại, anh ta" (người thuộc nhóm Berlin) "rất không hài ḷng về những tác phẩm của Edgar". Anh ta cũng thấy rằng "Ở đấy, Proudhon cũng được nghiên cứu không thật sâu sắc". Và ở đây, phóng viên chứng thực cho ông Edgar với những lời khen ngợi như sau:

"Đúng là"(?)"tôi đă đọc Proudhon, tôi biết rằng trong sự tŕnh bày của Edgar những luận điểm độc đáo đă được trích ở tác phẩm của Proudhon và được đối chiếu một cách rơ ràng"

Theo ư kiến của phóng viên đó th́ lư do duy nhất khiến cho sự phê phán tuyệt vời của Edgar đối với Proudhon không làm vừa ḷng các ngài, chỉ có thể là v́ ông Edgar không nổi trận lôi đ́nh chống lại tài sản. Ngoài ra - chớ nên quên rằng - kẻ thù c̣n cho rằng bài của ông Edgar viết về "Hội liên hiệp công nhân" là không có ư nghĩa. Phóng viên an ủi ông Edgar:

"Dĩ nhiên, bài đó chẳng có ǵ độc đáo cả, và các ngài đó thực tế đă quay về với quan điểm của Gruppe mà họ quả thực vẫn luôn luôn giữ vững. Theo họ, sự phê phán phải cống hiến, cống hiến nữa, cống hiến măi!"

H́nh như sự phê phán không đem lại cho chúng ta những phát hiện hoàn toàn mới mẻ về các mặt ngôn ngữ học, sử học, triết học, kinh tế chính trị học và pháp luật học. Và nó đă khiêm tốn đến mức cho phép người ta nói với nó tựa hồ nó không cống hiến được cái ǵ độc đáo cả! Ngay thông tín viên có tính phê phán của chúng ta cũng c̣n cống hiến cho cơ học hiện đại những cái mà đến nay chưa ai biết: buộc người ta lùi về với cái thứ quan điểm mà họ vẫn luôn luôn giữ vững. Hồi tưởng lại quan điểm của Gruppe, đấy hoàn toàn không phải là một việc thuận tiện. Trong tập sách nhỏ nói chung hết sức thảm hại và không đáng nhắc tới; Gruppe hỏi ông Bruno rằng ông ta định phê phán như thế nào logic tư biện. Bruno mời ông ta đi hỏi thế hệ tương lai và thêm rằng

"một thằng ngốc đang chờ trả lời"6

Giống như thượng đế xử phạt Pharaoh không tin thượng đế bằng cách làm cho trái tim ông ta chai đi và cho rằng ông ta không xứng đáng được soi sáng, phóng viên cũng quả quyết rằng:

"V́ vậy họ hoàn toàn không xứng đáng xem hoặc hiểu nội dung của "Literatur-Zeitung" của các anh"

Và anh ta không khuyên anh bạn Edgar t́m cách đạt được tư tưởng và tri thức mà lại xui Edgar:

"Ông Edgar hăy kiếm lấy một túi chữ và sau này khi viết văn cứ việc nhắm mắt mà móc ra để có một thứ văn phong hợp với thị hiếu của công chúng"

Ngoài sự quả quyết là có một sự điên cuồng nào đó, một sự độc ác nào đó, một t́nh trạng không có nội dung nào đó, một sự nghèo nàn về tư tưởng, một sự do dự đối với những sự vật mà ḿnh không hiểu, một cảm giác về cái hư không (tất cả những tính từ đó rơ ràng là để chỉ nhóm Berlin), anh ta không tiếc lời ca ngợi gia đ́nh thần thánh như sau:

"Tŕnh bày một cách dễ dàng và đi sâu vào sự vật, vận dụng một cách tài t́nh các phạm trù, nghiên cứu thông suốt vấn đề, tóm lại hoàn toàn nắm vững được đối tượng. Ông ta" (một thành viên của nhóm Berlin) "làm hết sức dễ dàng nhiệm vụ của ḿnh, c̣n anh th́ làm cho bản thân sự việc trở thành dễ dàng". Hoặc: "Trên "Literatur-Zeitung" anh thực hiện sự phê phán thuần tuư, rơ ràng và xác đáng"

Sau hết anh ta nói:

"Tôi viết cho anh cặn kẽ tất cả những cái đó v́ tôi biết sẽ làm anh vui ḷng khi báo cho anh biết quan điểm của bạn tôi. Do đó anh có thể thấy rằng "Literatur-Zeitung" đă đạt được mục đích của nó"

Mục đích của "Literatur-Zeitung" là tự đối lập với nhóm Berlin. Chúng ta vừa biết đến cuộc luận chiến của nhóm Berlin chống lại sự phê phán có tính phê phán và đă thấy người ta cắt đứt với nó về tội gây ra cuộc luận chiến đó như thế nào, thành thử bây giờ chúng ta lại thấy hai cách tŕnh bày nguyện vọng của nhóm Berlin muốn được sự phê phán rủ ḷng thương.

Một phóng viên viết:

"Đầu năm nay khi đến Berlin, tôi nghe thấy người quen nói rằng: anh cự tuyệt mọi người, và xa cách mọi người, anh quả là một nhà ẩn dật, cố t́nh tránh mọi sự gần gũi và giao thiệp với người khác. Dĩ nhiên tôi không biết lỗi tại ai"

Sự phê phán tuyệt đối trả lời:

"Sự phê phán không tổ chức đảng phái, nó không muốn có đảng phái của ḿnh, nó cô độc, - cô độc khi nó đi sâu vào đối tượng của ḿnh"(!), "cũng cô độc khi nó tự đối lập với đối tượng đó. Nó ngăn cách nó với tất cả"

Sự phê phán có tính phê phán tưởng rằng nó đứng lên trên mọi sự đối lập giáo điều bằng cách thay thế sự đối lập hiện thực bằng sự đối lập tưởng tượng giữa bản thân nóthế giới, giữa thần thánhquần chúng thế tục. Cũng vậy, sự phê phán có tính phê phán tưởng rằng nó vượt lên trên các đảng phái khi nó lăn xuống dưới quan điểm đảng phái, bằng cách lấy tư cách đảng phái để tự đối lập với toàn bộ loài người c̣n lại và tập trung toàn bộ lợi ích vào nhân cách của ông Bruno và đồng bọn. Toàn bộ sự tŕnh bày của chúng tôi đều chứng minh tính đúng đắn của sự thú nhận có tính phê phán là sự phê phán ngồi chễm trệ trên ngôi trong sự cô độc vốn có của sự trừu tượng, thậm chí khi nó h́nh như đang nghiên cứu một đối tượng nào đó, thực ra nó cũng không vượt khỏi trạng thái cô độc, không có đối tượng và không có quan hệ xă hội chân chính với một đối tượng hiện thực nhất định nào cả, v́ đối tượng của nó, chỉ là đối tượng của sự tưởng tượng của nó, chỉ là một đối tượng tưởng tượng. Nó cũng xác định một cách hết sức đúng tính chất của sự trừu tượng của nó, coi như một sự trừu tượng tuyệt đối, theo ư nghĩa là "nó tự tách khỏi mọi cái", và chính "cái hư không" đó tách khỏi tất cả, tách khỏi mọi tư duy, trực quan, v.v., cũng là một điều phi lư tuyệt đối. Vả lại sự cô độc ấy đạt được bằng cách tách khỏi hết thảy, bằng cách trừu tượng hết thảy cũng khó bề thoát khỏi đối tượng mà nó trừu tượng đi giống như Origen khó bề tách khỏi cơ quan sinh dục, mà y tách khỏi bản thân y.

Một phóng viên khác trước hết mô tả một đại biểu của "nhóm Berlin" mà anh ta đă thấy và tṛ chuyện, là "có tâm trạng buồn bă", "thất vọng", "không há nổi miệng nữa" (kỳ thực trước kia anh ta bao giờ "cũng ăn nói hỗn láo") và "thối chí nản ḷng". Thành viên đó của "nhóm Berlin" nói chuyện với phóng viên và phóng viên báo cáo lại với sự phê phán:

"Hắn không hiểu làm sao mà những người như hai anh bao giờ cũng tôn trọng nguyên tắc của chủ nghĩa nhân đạo lại có thể tỏ ra kín đáo như thế, không thân thiện như thế, thậm chí lại c̣n kiêu ngạo nữa". Hắn không hiểu :"tại sao trên đời lại có một số người rơ ràng cố ư gây ra sự phân liệt. Tất cả chúng ta đều cùng đứng trên một quan điểm như nhau, tất cả chúng ta đều cùng sùng bái cái cực đoan tức sự phê phán, tất cả chúng ta đều có năng lực nếu không phải sáng tạo th́ ít ra cũng hiểu và vận dụng được tư tưởng cực đoan?" Hắn "cho rằng nguyên nhân chủ đạo của sự phân liệt đó không phải cái ǵ khác hơn chủ nghĩa vị kỷ và tính kiêu ngạo"

Tiếp đó, phóng viên cố thốt ra một câu nói tốt cho bạn ḿnh:

"Có lẽ ít ra là một số trong những bạn bè của chúng tôi không hiểu sự phê phán hoặc thiện ư của sự phê phán... ut desint vires, tamen est laudanda voluntas"7*

Sự phê phán trả lời bằng cách so sánh ḿnh với nhóm Berlin:

"Người ta có những cách nh́n khác nhau đối với sự phê phán". Các ngài ở nhóm Berlin "tưởng rằng sự phê phán nằm ngay trong túi họ", c̣n sự phê phán "biết và thực sự vận dụng sức mạnh của sự phê phán", nghĩa là nó không giữ sự phê phán trong túi ḿnh. Đối với bọn nói trên, sự phê phán chỉ là một h́nh thức, trái lại, đối với sự phê phán th́ nó lại là "cái có nội dung phong phú nhất, nói đúng hơn là cái duy nhất có nội dung". Cũng giống như tư duy tuyệt đối coi ḿnh là toàn bộ hiện thực, sự phê phán có tính phê phán cũng coi ḿnh là toàn bộ hiện thực. V́ vậy nó không thấy nội dung nào bên ngoài bản thân nó, v́ vậy nó không phải là sự phê phán đối với những đối tượng hiện thực ở bên ngoài chủ thể có tính phê phán; bản thân nó sáng tạo ra đối tượng, nó là chủ - khách thể tuyệt đối. Hơn nữa! "loại phê phán thứ nhất dùng lời lẽ để lẩn tránh tất cả, lẩn tránh mọi sự nghiên cứu sự vật, loại phê phán thứ hai cũng dùng lời lẽ để tách ḿnh khỏi mọi cái". Loại thứ nhất "thông minh nhưng không biết ǵ cả", loại thứ hai "luôn luôn học tập". Thực ra loại thứ hai không thông minh và học tập par çà, par là8*, nhưng chỉ là bề ngoài, chỉ là để mạo xưng cái nó học được một cách hời hợt là trí tuệ của chính ḿnh, dùng nó làm "khẩu hiệu" chống lại bản thân quần chúng mà sự phê phán đă thụ giáo, và biến nó thành sự ngu xuẩn của sự phê phán có tính phê phán.

Loại thứ nhất cho rằng chữ như "cực đoan", "đi xa hơn", "đi chưa thật xa" đều có ư nghĩa rất quan trọng và là những phạm trù được tôn kính nhất. Loại thứ hai nghiên cứu các quan điểm nhưng không vận dụng vào các quan điểm đó những tiêu chuẩn của những phạm trù trừu tượng nói trên.

Sự phê phán số 2 kêu lên rằng hiện nay không thể bàn đến chính trị, rằng triết học đă chấm dứt và nó sẵn sàng dùng những chữ như "ảo tưởng", "không tưởng", v.v., để tẩy trừ hệ thống xă hội và những cuộc vận động xă hội, - phải chăng tất cả những điều đó chỉ là một sự tái bản có sửa chữa một cách phê phán những phạm trù đă nói trên như "đi xa hơn", "chưa đi thật xa"? Và tất cả những tiêu chuẩn của nó như "lịch sử", "phê phán", "tổng hợp đối tượng", "cái cũ và cái mới", "sự phê phán và quần chúng", "sự nghiên cứu các quan điểm", tóm lại tất cả những khẩu hiệu của nó chẳng lẽ không phải là được chế tạo ra từ những phạm trù, hơn nữa từ những phạm trù trừu tượng tức những tiêu chuẩn hay sao!?

"Sự phê phán thứ nhất có tính thần học, có ác ư, ghen tuông, nhỏ mọn, láo xược; sự phê phán thứ hai là mặt đối lập của tất cả những cái đó"

Sau khi tuôn ra như vậy một hơi liền không nghỉ hàng tràng lời tự tán tụng và vơ cho ḿnh tất cả những cái mà nhóm Berlin không có, hoàn toàn giống như thượng đế có tất cả cái ǵ mà con người không có, sự phê phán đă tự chứng nhận rằng:

"Nó đă đạt tới sự sáng tỏ, sự ham hiểu biết, sự yên tĩnh nhờ đó mà nó trở thành không thể bị tấn công và không ǵ chiến thắng nổi"

V́ vậy, đối với một địch thủ như nhóm Berlin, nó không cần đến "một công cụ nào khác ngoài cái cười Olympic". Sự phê phán với tính triệt để riêng có của nó đă tŕnh bày kỹ càng tính chất của cái cười đó bằng cách ra sức xác định nó là ǵ và không phải là ǵ. "Cái cười đó không phải là sự kiêu ngạo". Tuyệt nhiên không! Đó là sự phủ định của phủ định. Đấy "chỉ là biện pháp nhà phê phán, với nét mặt vui vẻ và b́nh thản, phải dùng để chống lại một quan điểm thấp kém hơn sự phê phán mà lại tự cho ḿnh là ngang hàng với nó" (Tự phụ thay!). Cho nên khi nhà phê phán cười là ông ta dùng một biện pháp và với "tâm hồn b́nh thản" ông ta dùng biện pháp cười đó không phải để chống lại con người mà để chống lại quan điểm! Ngay cái cười cũng là một phạm trù mà nhà phê phán dùng và thậm chí nhất định phải dùng!

Sự phê phán siêu phàm không phải là biểu hiện của hoạt động vốn có của chủ thể người hiện thực nghĩa là sống trong xă hội hiện đại và đồng cam cộng khổ với xă hội đó. Cá nhân hiện thực chỉ là một sự ngẫu nhiên, một chiếc b́nh thế gian của sự phê phán có tính phê phán trong đó sự phê phán có tính phê phán tự biểu hiện thành thực thể vĩnh cửu. Chủ thể không phải là sự phê phán do một cá nhân con người thực hiện mà là một cá nhân phi nhân loại của sự phê phán. Không phải sự phê phán là biểu hiện của con người mà chính con người là sự tha hoá của sự phê phán, do đó nhà phê phán hoàn toàn sống bên ngoài xă hội.

"Nhà phê phán có thể sống trong xă hội mà ông ta phê phán không?"

Nên hỏi ngược lại thế này: ông ta có thể không sống trong xă hội đó không? Bản thân ông ta có thể không thành một biểu hiện của sinh hoạt của xă hội ấy không? Tại sao nhà phê phán bán những sản phẩm tinh thần của ḿnh, nếu bằng việc bán ấy ông ta biến luật pháp xấu xa nhất của xă hội hiện nay thành luật pháp của chính ông ta?

"Nhà phê phán thậm chí không nên t́m cách nhập cục ḿnh với xă hội"

Chính v́ vậy mà ông ta tự xây dựng một gia đ́nh thần thánh giống như thượng đế cô đơn t́m cách dùng gia đ́nh thần thánh để xóa bỏ sự tách rời buồn tẻ giữa ḿnh với mọi xă hội. Nếu nhà phê phán muốn thoát khỏi xă hội xấu xa th́ trước hết ông ta hăy tự giải thoát khỏi cái xă hội riêng của ông ta đă.

"Như vậy, nhà phê phán sẽ mất mọi vui thú của xă hội nhưng đồng thời cũng không có những nỗi đau khổ của xă hội nữa. Ông ta không biết đến bạn bè" (trừ bạn bè có tính phê phán của ḿnh) "cũng không biết đến t́nh yêu" (trừ t́nh yêu đối với ḿnh); "nhưng trái lại lời phỉ báng cũng chẳng có tác dụng ǵ với ông ta, không có ǵ có thể làm nhục ông ta được; sụ thù hằn hoặc ghen ghét cũng không làm hại được ông ta; sự tức giận và sự oán hận là những t́nh cảm xa lạ với ông ta"

Tóm lại, nhà phê phán đă thoát khỏi mọi ham muốn của con người, ông ta là một vị thánh và hoàn toàn có thể ca ngợi ḿnh bằng bài ca của các nữ tu:

"Tôi không màng tưởng đến t́nh yêu,
Tôi chẳng cần đến ai trong đám đàn ông.
Tôi một ḷng nghĩ tới thượng đế,
Chỗ dựa duy nhất của tôi"
7

Nhà phê phán không nói được câu nào mà không rơi vào mâu thuẫn với chính ḿnh. Chẳng hạn, cuối cùng ông ta bảo chúng ta rằng:

"Bọn philistine ném đá vào nhà phê phán" (Nói bắt chước theo kinh thánh: lấy đá ném cho sự phê phán một trận), "không chịu hiểu ông ta và gán cho ông ta những động cơ không thuần khiết" (gán những động cơ không thuần khiết cho sự phê phán thuần tuư!) "để làm cho nhà phê phán b́nh đẳng với họ" (sự tự phụ của b́nh đẳng đă bị khiển trách ở trên kia rồi!), - "nhà phê phán không chế giễu, bọn họ là những kẻ không xứng đáng được chế giễu: nhà phê phán chỉ vạch rơ bản tính chân thực của họ và hoàn toàn b́nh tĩnh đặt họ vào địa vị tương xứng với ư nghĩa không đáng kể của họ"

Trên kia chúng ta thấy nhà phê phán đă phải dùng biện pháp chế giễu để chống lại "quan điểm thấp kém hơn ḿnh, nhưng lại tự cho là ngang hàng với ḿnh". Sự phê phán có tính phê phán không có quan niệm rơ ràng về sách lược của ḿnh đối với "quần chúng" không tín ngưỡng, điều đó hầu như chứng thực sự phẫn nộ nội tâm và sự bực dọc của sự phê phán, tức là những cái đó "không xa lạ" ǵ với "t́nh cảm".

Nhưng không thể không thừa nhận rằng sau cuộc đấu tranh theo kiểu dũng sĩ Hercules trong đó sự phê phán chỉ theo đuổi có mỗi một mục đích, - tự tách khỏi "quần chúng thế tục" không có tính phê phán và nói chung khỏi "tất cả" - sự phê phán rốt cuộc đă may mắn đạt tới sự tồn tại cô độc, thần thánh, tự măn, tự túc, tuyệt đối của ḿnh. Nếu như trong biểu hiện đầu tiên của "cái pha mới" ấy của nó, thế giới cũ của những t́nh cảm tội lỗi xem ra vẫn c̣n chi phối phần nào sự phê phán th́ giờ đây, chúng ta sẽ thấy nó đạt tới sự b́nh tĩnh mỹ học và được chiếu sáng trong một "h́nh tượng nghệ thuật" nào đấy, trong đó nó sẽ chuộc tội của nó để về sau, với tư cách Đấng Christ chiến thắng thứ hai, nó sẽ hoàn thành cuộc phán xét cuối cùng có tính phê phán và sau khi đánh bại con rồng, nó sẽ thản nhiên bay lên thiên đường.

Chú thích

1* v́ sự vinh quang của thượng đế

2* hoạt động thuần tuư

3* nói trên

4* ghê sợ cái trống rỗng

5* Chỉ người nói chuyện với thông tín viên ủng hộ quan điểm của nhóm Berlin.

6* không phân biệt

7* tuy rằng sức không đủ, nhưng nguyện vọng th́ dù sao cũng thật đáng khen

8* ở chỗ này, chỗ kia


1 Trích dẫn ở cảnh 4, vở hài kịch một màn "Lucile" của nhà văn Pháp J.F. Marmontel.

2 Câu chuyện của B. Bauer "Những nguyên tắc bất di bất dịch muôn năm!" đăng trong: A. Weil und E. Bauer, "Berliner Novellen", Berlin, 1843 (A. Weil và E. Bauer, "Những mẩu chuyện Berlin", Berlin, 1843).

3 "Nhóm Berlin ("Berliner Couleur") là cái tên do phóng viên "Allgemeine Literatur-Zeitung" đặt ra để gọi những người thuộc phái Hegel trẻ Berlin trong đó có Max Stirner là những người không thuộc nhóm B. Bauer và đă phê b́nh "Allgemeine Literatur-Zeitung" về vài vấn đề chi tiết.

4 Marx chỉ bài báo của B. Bauer "Nỗi đau khổ và niềm vui sướng của ư thức thần học" đăng trong quyển hai của tập "Anekdota zur neuesten deutschen Philosophie und Publicistik".

5 "La Démocratie pacifique" ("Dân chủ hoà b́nh") là tờ báo ra hàng ngày của phái Fourier xuất bản ở Paris trong những năm 1843-1851, do V. Considerant biên tập.

6 Heine, "Bắc hải" (Tập thơ thứ hai "Những câu hỏi").

7 Trích ở bài dân ca Đức "Cô gái đi tu".


[Chương trước]   [Mục lục]   [Chương sau]