K. Marx
Lao động làm thuê và Tư bản

NGUYÊN TẮC CHUNG QUYẾT ĐỊNH SỰ TĂNG GIẢM
CỦA TIỀN LƯƠNG VÀ LỢI NHUẬN

Ở trên, ta từng nói: "Tiền lương không phải là phần của anh công nhân trong cái sản phẩm mà anh ta làm ra. Tiền lương là một phần hàng hóa có sẵn, được nhà tư bản dùng để mua một lượng sức lao động sản xuất nhất định". Nhưng nhà tư bản phải thu lại số tiền lương đấy, bằng cách lấy từ số tiền bán sản phẩm do công nhân làm ra; ông ta c̣n phải thu lại sao cho theo lệ thường, ông ta có được một số dư so với chi phí sản xuất mà ḿnh bỏ ra, tức là ông ta phải thu được lợi nhuận.

Với nhà tư bản, giá bán hàng hóa do công nhân sản xuất ra được chia thành 3 phần:
Một là phần để bù lại giá của nguyên liệu mà ông ta đă chi ra, và bù lại hao ṃn của công cụ, máy móc, và các phương tiện lao động khác, cũng do ông ta ứng trước;
Hai là phần để bù lại số tiền lương mà nhà tư bản bỏ ra;
Ba là số dư c̣n lại, tức là lợi nhuận của nhà tư bản.

Trong khi phần 1 chỉ bù lại các giá trị đă có từ trước, th́ rơ ràng là hai phần kia đều do cái giá trị mới, do lao động của công nhân tạo ra, và được thêm vào giá trị của nguyên liệu. Và theo ư nghĩa này, để so sánh chúng với nhau, ta có thể coi cả tiền lương và lợi nhuận là những phần trong sản phẩm do công nhân làm ra.

Tiền lương thực tế có thể vẫn giữ nguyên, thậm chí là tăng, nhưng tiền lương tương đối lại giảm. Ví dụ, hăy giả định rằng giá của mọi tư liệu sinh hoạt đều giảm đi 2/3, c̣n tiền lương hàng ngày chỉ giảm đi 1/3, chẳng hạn từ 3 đồng xuống c̣n 2 đồng. Dù với 2 đồng bây giờ, công nhân có thể mua nhiều hàng hóa hơn so với 3 đồng trước kia, nhưng tiền lương của anh ta đă giảm xuống, trong mối tương quan với lợi nhuận của nhà tư bản. Lợi nhuận của nhà tư bản - ví dụ nhà công nghiệp - đă tăng thêm 1 đồng, tức là số giá trị trao đổi mà ông ta trả cho công nhân càng ít, th́ công nhân càng phải làm ra nhiều giá trị trao đổi hơn trước. Phần của tư bản đă tăng lên so với phần của lao động. Sự phân phối của cải xă hội giữa tư bản và lao động càng trở nên không đồng đều. Với cùng một lượng tư bản, nhà tư bản thống trị được một lượng lao động lớn hơn. Quyền lợi của giai cấp các nhà tư bản với giai cấp công nhân đă tăng lên, địa vị xă hội của công nhân trở nên thấp kém hơn, bị đẩy xuống thêm một cấp so với nhà tư bản.

Vậy th́ qui luật chung nào quyết định sự tăng giảm của tiền lương và lợi nhuận, trong mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau?

Chúng tỉ lệ nghịch với nhau. Phần của tư bản (lợi nhuận) tăng lên bao nhiêu, th́ phần của lao động (tiền lương) giảm xuống bấy nhiêu, và ngược lại. Lợi nhuận tăng theo mức giảm của tiền lương, và giảm theo mức tăng của tiền lương
.

Người ta có thể căi rằng: nhà tư bản kiếm lời được nhờ việc trao đổi sản phẩm của ḿnh với người khác một cách có lợi, hay là lượng cầu cho hàng hóa của ông ta tăng lên (do t́m ra thị trường mới hoặc do nhu cầu ở thị trường cũ nhất thời tăng lên, v.v.); v́ thế, lợi nhuận của nhà tư bản này có thể tăng lên do lợi dụng những kẻ khác, mà không phụ thuộc vào sự tăng giảm tiền lương, hay giá trị trao đổi của sức lao động; hoặc là nhà tư bản có thêm lợi nhuận v́ cải tiến công cụ lao động, khai thác năng lượng tự nhiên theo phương pháp mới, v.v.

Trước hết, phải thừa nhận rằng kết quả th́ vẫn vậy, dù cách thức để đạt được kết quả th́ ngược lại. Đúng là lợi nhuận đă tăng không phải v́ tiền lương giảm, nhưng tiền lương đă giảm v́ lợi nhuận tăng. Với cùng một lượng lao động của kẻ khác, nhà tư bản đă có được một lượng giá trị trao đổi lớn hơn, mà không phải trả thêm tiền cho lao động; tức là lao động được trả rẻ hơn so với thu nhập ṛng mà nhà tư bản lấy về.

Thêm nữa, phải nhớ rằng: dù có những dao động trong giá của các hàng hóa, th́ giá trung b́nh của mỗi hàng hóa, cái tỉ lệ mà nó được trao đổi với các hàng hóa khác, vẫn được qui định bởi chi phí sản xuất ra nó. Những việc lừa dối và lợi dụng lẫn nhau giữa các nhà tư bản tất nhiên sẽ bù trừ cho nhau. Sự cải tiến máy móc, việc sử dụng năng lượng tự nhiên theo cách mới để phục vụ sản xuất, có thể giúp làm ra nhiều sản phẩm hơn trong một khoảng thời gian nhất định, với cùng một lượng lao động và tư bản; nhưng nó hoàn toàn không tạo ra một lượng giá trị trao đổi lớn hơn. Nếu nhờ việc dùng máy kéo sợi, trong một giờ tôi làm được lượng sợi nhiều gấp đôi trước kia, ví dụ 100 cân thay v́ 50 cân; th́ cuối cùng, khi trao đổi 100 cân sợi ấy, tôi cũng không nhận được nhiều hàng hóa hơn so với khi trao đổi 50 cân sợi trước đây; v́ chi phí sản xuất đă giảm đi một nửa, hay là v́ với cùng chi phí như vậy, tôi đă làm ra nhiều gấp đôi sản phẩm.

Cuối cùng, dù giai cấp các nhà tư bản - trong một nước hay trên thị trường thế giới - có phân chia thu nhập ṛng cho nhau theo tỉ lệ nào đi nữa, th́ tổng số thu nhập ṛng ấy vẫn chỉ là cái lượng mà lao động trực tiếp đă thêm vào lao động tích lũy. Thế nên tổng số ấy tăng lên theo cùng tỉ lệ với việc lao động làm tăng tư bản, tức là trùng với tỉ lệ tăng của lợi nhuận so với tiền lương.
[Chương trước]   [Mục lục]   [Chương sau]