K. Marx
Lao động làm thuê và Tư bản
CÁI G̀ XÁC ĐỊNH GIÁ CỦA HÀNG HÓA?
1Đó là sự cạnh tranh giữa người bán và người mua, là quan hệ giữa cầu và cung,
giữa cung và cầu. Sự cạnh tranh qui định giá của một hàng hóa lại có ba mặt.
Với một hàng hóa th́ có nhiều người bán. Với cùng một chất lượng, ai bán được rẻ nhất th́
sẽ đánh bại những người khác, và đảm bảo là ḿnh bán được nhiều nhất. Thế là họ đấu
tranh với nhau để bán được nhiều, để giành thị trường. Mỗi người trong số họ đều
muốn bán hàng, bán được nhiều hết mức, và nếu có thể th́ chỉ có một người bán thôi, c̣n mọi kẻ khác
đều bị gạt ra ngoài. Người này lại bán rẻ hơn người kia. Thế là một cuộc cạnh tranh diễn ra
giữa những người bán, làm cho giá của hàng hóa đem bán giảm đi.
Nhưng giữa những người mua cũng có cạnh tranh, làm cho giá của hàng hóa tăng lên.
Cuối cùng là cạnh tranh giữa người bán và người mua: một kẻ muốn mua rẻ nhất có thể, kẻ kia
muốn bán đắt nhất có thể. Kết quả của sự cạnh tranh này tùy thuộc vào tương quan giữa hai phe nói ở
trên; tức là sự cạnh tranh nào mạnh hơn, giữa những người bán hay giữa những người mua. Công nghiệp đem
hai đạo quân đó ra đấu với nhau trên chiến trường, và bên trong mỗi đạo quân lại có một cuộc chiến
nữa. Đạo quân nào mà trong hàng ngũ ít có xung đột hơn th́ sẽ thắng.
Giả sử rằng trên thị trường có 100 kiện bông, nhưng những người mua cần tới 1000 kiện. Khi đó,
cầu lớn hơn cung tới 10 lần. Cạnh tranh giữa những người mua khi đó sẽ rất mạnh; mỗi người
trong số họ đều cố lấy được 1 kiện bông, và nếu có thể th́ là cả 100 kiện. Và đó không phải là
giả thiết tùy tiện. Trong lịch sử thương mại, ta từng thấy những thời ḱ khan hiếm bông; một vài nhà tư
bản liên kết với nhau, và mua hết toàn bộ nguồn bông trên thế giới, chứ không chỉ 100 kiện mà thôi. Như vậy,
mỗi người mua đều t́m cách đánh bại những kẻ khác, bằng cách trả giá cao hơn cho mỗi kiện bông. Những
người bán bông nhận thấy trong đội quân đối địch đang có nội chiến kịch liệt, v́ thế mà họ
hoàn toàn chắc rằng sẽ bán hết 100 kiện bông của ḿnh; vậy nên họ sẽ không đấu tranh với nhau để hạ
giá xuống, trong khi đối thủ của họ th́ đua nhau nâng giá lên. Thế là đột nhiên, ḥa b́nh ngự trị trong phe những
người bán. Muôn người như một, họ đứng trước đám người mua, khoanh tay một cách triết lí; và
những đ̣i hỏi của họ sẽ là không giới hạn, nếu các đề nghị của những người mua sốt
sắng nhất cũng không có giới hạn xác định.
Vậy, nếu lượng cung của một hàng hóa nào đó thấp hơn lượng cầu, th́ trong hàng ngũ những
người bán sẽ có rất ít, hoặc không có cạnh tranh. Sự cạnh tranh giữa những người bán càng giảm th́ sự
cạnh tranh giữa những người mua càng tăng. Kết quả: giá của hàng hóa tăng lên, ít hoặc nhiều.
Người ta biết rơ rằng trường hợp ngược lại, với kết quả ngược lại, xảy ra
thường xuyên hơn. Lượng cung vượt xa lượng cầu, những người bán cạnh tranh kịch liệt,
người mua th́ thiếu; hàng hóa phải bán với giá rẻ mạt.
Nhưng lên giá, xuống giá là ǵ? Giá thế nào là cao, thế nào là thấp? Một hạt cát nh́n qua kính hiển vi th́ to, một ngọn
tháp so với một ngọn núi th́ bé. Và nếu giá là do quan hệ cung - cầu quyết định, th́ cái ǵ quyết định quan hệ
cung - cầu?
Hăy hỏi bất ḱ "công dân đáng kính"2 nào. Ông ta, không do dự ǵ cả, và như Alexander Đại
đế, sẽ chặt đứt ngay cái nút siêu h́nh ấy bằng bảng cửu chương. Ông ta sẽ nói với chúng ta rằng:
"Nếu tôi mất 100 đồng để sản xuất ra thứ hàng đó, và tôi bán nó được 110 đồng (dĩ nhiên là sau 1
năm), th́ đó là món lợi nhuận thật thà, vừa phải, hợp lí. Nhưng nếu sau khi trao đổi, tôi thu được 120,
130 đồng, th́ đó là món lợi nhuận cao; và nếu tôi kiếm được đến 200 đồng, th́ đó là món lợi
nhuận khổng lồ, phi thường". Vậy th́ vị công dân này lấy cái ǵ làm tiêu chuẩn đo lợi nhuận của ông ta?
Đó là chi phí sản xuất ra hàng hóa. Nếu trao đổi hàng hóa của ḿnh lấy một lượng hàng hóa khác, có chi phí sản
xuất thấp hơn, th́ ông ta bị lỗ. Nếu ngược lại th́ ông ta có lời. Và ông ta tính toán việc tăng giảm lợi
nhuận theo sự lên xuống của giá trị trao đổi của hàng hóa, xem chúng nằm trên hay nằm dưới mức số 0,
tức là chi phí sản xuất.
Ta thấy rằng mối quan hệ luôn biến đổi giữa cung và cầu đă gây ra t́nh trạng lên giá, xuống giá, khi th́ giá
cao, khi th́ giá thấp.
Nếu giá của một hàng hóa tăng lên do lượng cung không đủ hoặc lượng cầu quá lớn, th́ giá của một
hàng hóa khác phải giảm đi tương ứng; v́ giá cả chỉ được biểu hiện bằng tiền, là cái tỉ lệ mà
theo đó, các hàng hóa khác sẽ được trao đổi với hàng hóa kia. Ví dụ, nếu giá 1 met lụa tăng từ 2 đồng lên
3 đồng, th́ giá của bạc đă hạ xuống so với lụa, và giá của mọi hàng hóa khác cũng vậy. Để lấy
được cùng một lượng lụa như trước đây, th́ phải trao đổi một lượng hàng hóa lớn hơn.
Hậu quả của việc tăng giá của một hàng hóa là ǵ? Tư bản sẽ đổ dồn vào ngành công nghiệp đang
thịnh vượng đó, sự dịch chuyển tư bản này sẽ tiếp tục, đến khi lợi nhuận của ngành ấy
giảm xuống mức b́nh thường, nói đúng ra th́ đó là lúc giá sản phẩm của ngành này giảm xuống dưới mức chi
phí sản xuất, hậu quả của việc sản xuất thừa.
Ngược lại, nếu giá của một hàng hóa xuống thấp hơn chi phí sản xuất ra nó, th́ tư bản sẽ rút
khỏi ngành sản xuất hàng hóa đó. Trừ trường hợp ngành đó đă lỗi thời, và v́ thế mà bị diệt vong, không
th́ do sự rút đi của tư bản, việc sản xuất hàng hóa đó (cũng như lượng cung của nó) sẽ giảm đi
cho đến khi phù hợp với lượng cầu, và giá của nó tăng lên, bằng với chi phí sản xuất; hoặc đúng hơn
là đến khi lượng cung xuống thấp hơn lượng cầu, và giá của hàng hóa tăng cao hơn chi phí sản xuất, v́
giá thông thường của một hàng hóa luôn cao hơn hoặc thấp hơn chi phí sản xuất ra nó.
Ta thấy tư bản liên tục ra khỏi ngành này, dồn vào ngành khác; giá hàng hóa cao gây ra t́nh trạng dồn vào quá mức, giá thấp
lại dẫn tới sự rút ra quá mức.
Theo một quan điểm khác, ta có thể chỉ ra rằng: không chỉ cung, mà cả cầu nữa, đều do chi phí sản
xuất quyết định. Nhưng việc đó sẽ dẫn ta đi quá xa chủ đề của ḿnh.
Ta vừa thấy rằng những dao động của cung và cầu luôn đưa giá của hàng hóa về bằng với chi phí
sản xuất. Thật ra th́ giá thực tế của một hàng hóa luôn cao hơn hoặc thấp hơn chi phí sản xuất, nhưng giá
cao và giá thấp bù trừ cho nhau; thế nên trong một khoảng thời gian nhất định, nếu cộng tất cả các lần
lên xuống của công nghiệp, th́ ta thấy những hàng hóa được trao đổi với nhau theo chi phí sản xuất ra chúng. Do
đó, giá của các hàng hóa đó được qui định bởi chi phí sản xuất ra chúng.
Không nên hiểu việc "chi phí sản xuất quyết định giá" theo ư của các nhà kinh tế học tư sản. Các nhà kinh
tế học nói rằng: "Giá trung b́nh của hàng hóa bằng với chi phí sản xuất, đó là qui luật". Sự vận
động vô chính phủ - trong đó việc tăng giá được bù lại bằng việc giảm giá, và ngược lại -
được họ coi là một sự ngẫu nhiên. Ta cũng có thể coi những dao động là qui luật, c̣n việc "chi phí sản
xuất qui định giá" là ngẫu nhiên; như một số nhà kinh tế học đă làm trên thực tế. Nhưng chính những dao
động ấy - những dao động mà khi quan sát kĩ hơn, th́ thấy nó gây ra sự tàn phá hết sức ghê gớm, và làm xă hội
tư sản rung chuyển đến tận gốc - đă làm cho giá phụ thuộc vào chi phí sản xuất. Toàn bộ sự vận
động vô trật tự ấy chính là cái trật tự của nó. Trong tiến tŕnh của sự vô chính phủ công nghiệp này, trong
sự vận động ṿng tṛn này, cạnh tranh lấy cái cực đoan nọ để bù trừ cho cái cực đoan kia.
Vậy, ta thấy rằng giá của hàng hóa thực sự được qui định bởi chi phí sản xuất ra nó, nhưng theo
cách sau đây: những thời ḱ giá lên cao hơn chi phí sản xuất được bù lại bằng những thời ḱ giá xuống
thấp hơn chi phí sản xuất, và ngược lại. Dĩ nhiên, điều đó không đúng với một sản phẩm công
nghiệp nhất định, mà đúng với một ngành công nghiệp. Thế nên nó cũng không đúng với một nhà công nghiệp riêng
biệt, mà đúng với toàn bộ giai cấp các nhà công nghiệp.
Việc chi phí sản xuất quyết định giá cũng giống như việc giá được qui định bởi thời
gian lao động cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa, v́ chi phí sản xuất gồm có: đầu tiên là nguyên
liệu, hao ṃn của công cụ, v.v., tức là những sản phẩm công nghiệp mà phải tốn một số ngày lao động
nhất định mới làm ra được, thế nên chúng đại diện cho một lượng thời gian lao động nhất
định; và thứ hai là lao động trực tiếp, mà nó cũng được đo bằng thời gian.
Chú thích của người dịch
1 Phần này đăng trên số báo 265, ra ngày 6 tháng Tư. Trong bài báo gốc có ghi "Köln, ngày 5 tháng Tư".
2 Ư nói nhà tư bản.
[Chương trước]
[Mục lục]
[Chương sau]