K. Marx
Lao động làm thuê và Tư bản
TIỀN LƯƠNG LÀ G̀?
CHÚNG ĐƯỢC QUI ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
Nếu hỏi vài công nhân "Tiền lương của các anh là bao nhiêu?", một người sẽ trả lời "Ngài tư sản trả cho
tôi 1 đồng1 mỗi ngày", người khác th́ "Tôi được 2 đồng", và cứ thế. Tùy
theo những ngành công nghiệp khác nhau mà họ làm việc, họ sẽ nêu ra những khoản tiền khác nhau mà họ nhận
được từ ông chủ của ḿnh, sau khi hoàn thành một công việc nhất định: ví
dụ như dệt 1 met vải hoặc sắp chữ cho 1 trang in. Dù đưa ra những con số khác nhau, họ đều đồng ư
về một điểm: tiền lương là món tiền mà nhà tư bản trả cho một thời gian lao động nhất
định, hoặc một khối lượng công việc nhất định.
Vậy, dường như nhà tư bản dùng tiền để mua lao động của công nhân, và công nhân bán lao
động cho nhà tư bản để lấy tiền. Nhưng đó chỉ là bề ngoài thôi. Thực ra, cái mà họ bán cho nhà tư
bản để lấy tiền, chính là sức lao động của họ. Nhà tư bản mua sức lao động này trong 1 ngày, 1
tuần, 1 tháng, v.v. Sau khi mua, ông ta dùng nó bằng cách để công nhân làm việc trong thời gian đă qui định. Với cùng số
tiền đă dùng để mua sức lao động của công nhân (ví dụ: 2 đồng), nhà tư bản có thể mua 2 cân
đường, hoặc một lượng hàng hóa nào khác. 2 đồng mà nhà tư bản dùng để mua 2 cân đường, th́ chính là
giá của 2 cân đường. 2 đồng mà nhà tư bản dùng để mua 12 giờ sử dụng sức lao động, th́ chính
là giá của 12 giờ lao động. Vậy, sức lao động là một hàng hóa, như đường, không hơn không kém. Một
thứ được đo bằng đồng hồ, thứ kia được đo bằng cân.
Công nhân đem hàng hóa của ḿnh, là sức lao động, đổi lấy hàng hóa của nhà tư bản, là tiền; và hơn nữa,
sự trao đổi này được thực hiện theo một tỉ lệ nhất định. Bao nhiêu tiền th́ là bấy nhiêu
thời gian sử dụng sức lao động. Như 2 đồng đổi lấy 12 giờ dệt vải. Nhưng 2 đồng đó
chẳng phải là đại biểu cho mọi hàng hóa khác mà ta có thể mua với chừng ấy tiền hay sao? Vậy là trên thực
tế, công nhân đổi hàng hóa của ḿnh, sức lao động, lấy mọi hàng hóa khác; theo một tỉ lệ nhất định. Khi
trả cho công nhân 2 đồng, nhà tư bản đă trả cho anh ta một lượng thịt, quần áo, củi, diêm... để
đổi lấy một ngày lao động của anh ta. Thế là 2 đồng đó biểu diễn mối quan hệ trao đổi
giữa sức lao động và các hàng hóa khác, hay là giá trị trao đổi của sức lao động.
Giá trị trao đổi của một hàng hóa, biểu hiện bằng tiền, được gọi là giá của hàng hóa
đó. V́ thế, tiền lương chỉ là cái tên riêng của giá của sức lao động, cái mà người ta thường
gọi là giá của lao động; đó là tên riêng dành cho giá của hàng hóa đặc biệt này, thứ hàng hóa chỉ có trong máu
thịt của con người.
Hăy lấy một công nhân bất ḱ, một thợ dệt chẳng hạn. Nhà tư bản cấp cho anh ta khung cửi và sợi.
Người thợ làm việc, và sợi biến thành vải. Nhà tư bản lấy vải và bán được 20 đồng, ví dụ
thế. Vậy th́ tiền lương của anh thợ dệt có phải là một phần của tấm vải, của 20
đồng, của sản phẩm lao động ấy hay không? Hoàn toàn không. V́ c̣n lâu trước khi tấm vải được bán đi,
có thể là c̣n lâu trước khi nó được dệt xong, th́ anh thợ đă nhận được lương rồi. Vậy là nhà
tư bản không trả lương bằng số tiền thu được do bán vải, mà bằng số tiền có sẵn trong tay. Khung
cửi và sợi không phải là sản phẩm của người thợ dệt, mà là do ông chủ cấp cho; và những hàng hóa mà anh thợ
nhận được từ việc trao đổi hàng hóa của ḿnh (sức lao động), cũng không phải là sản phẩm lao
động của anh ta. Có thể nhà tư bản không t́m thấy người nào muốn mua vải. Có thể ông ta bán vải mà không thu
được số tiền bằng với số đă chi ra. Cũng có thể là ông ta bán rất được giá. Nhưng mọi cái
đó đều không liên quan tới anh thợ dệt. Bằng một phần tài sản hiện có của ḿnh, bằng một phần tư
bản của ḿnh, nhà tư bản mua sức lao động của anh thợ dệt; cũng hệt như việc, bằng một phần
tài sản khác của ḿnh, ông ta mua nguyên liệu (sợi) và công cụ lao động (khung cửi). Sau khi mua các thứ (trong đó có cả
sức lao động cần thiết để làm ra vải), nhà tư bản liền sản xuất, với nguyên liệu và công cụ lao
động chỉ là của riêng ông ta mà thôi. Người thợ dệt tốt bụng của chúng ta cũng là một công cụ lao
động, và về mặt này th́ anh ta cũng hệt như cái khung cửi; cả hai đều không có phần nào trong sản phẩm
(tấm vải), hay là trong giá của sản phẩm đó.
Vậy th́ tiền lương không phải là phần của anh công nhân trong cái sản phẩm mà anh ta làm ra. Tiền lương là
một phần hàng hóa có sẵn, được nhà tư bản dùng để mua một lượng sức lao động sản xuất
nhất định.
Tóm lại, sức lao động là một hàng hóa, mà người sở hữu nó (anh công nhân làm thuê) bán cho nhà tư bản. Tại sao
anh ta bán nó? Để sống.
Nhưng việc đưa sức lao động vào hoạt động (ví dụ: làm việc) là biểu hiện của sự sống
của công nhân. Và chính hoạt động sống này là cái mà anh ta bán cho kẻ khác để đảm bảo những tư liệu
sinh hoạt cần thiết cho ḿnh. Vậy, với anh ta, hoạt động sống đó chỉ là một phương tiện
để bảo đảm sự sinh tồn của bản thân. Anh ta lao động để sống. Anh ta không coi lao động là
một phần cuộc sống của ḿnh; với anh ta, lao động là hi sinh cuộc sống của ḿnh. Lao động là một hàng hóa mà
anh ta đă bán cho kẻ khác. V́ thế, sản phẩm hoạt động của người thợ không phải là mục đích hoạt
động của anh ta. Cái mà anh công nhân sản xuất cho ḿnh không phải là lụa mà anh ta dệt, không phải là vàng mà anh ta đào lên
từ mỏ, không phải là lâu đài mà anh ta xây. Cái mà người thợ sản xuất cho bản thân chính là tiền công; c̣n với
anh ta, lụa, vàng, lâu đài lại biến thành một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định; có thể là một cái áo
vải bông, mấy đồng xu, hay là một chỗ trong nhà hầm. Và một người lao động, làm việc 12 giờ một ngày,
dệt, kéo sợi, khoan, tiện, xây nhà, đào, đập đá, khuân vác...; 12 giờ làm việc đó có được anh ta coi là biểu
hiện của đời ḿnh, là cuộc sống của ḿnh hay không? Ngược lại. Với anh ta, cuộc sống bắt đầu khi
hoạt động ấy chấm dứt; nó bắt đầu bên bàn ăn, trong quán rượu, hay trên giường ngủ. Mặt khác,
với anh ta, ư nghĩa của 12 giờ lao động không phải là dệt, kéo sợi, khoan... mà là kiếm tiền; để anh ta có
thể ngồi ăn, uống rượu, nằm ngủ. Nếu con tằm nhả tơ chỉ để duy tŕ sự tồn tại
của nó dưới h́nh dạng con sâu, th́ nó là ví dụ hoàn hảo về một công nhân làm thuê.
Không phải lúc nào sức lao động cũng là hàng hóa. Không phải lúc nào lao động cũng là lao động làm thuê,
chẳng hạn lao động tự do. Nô lệ không bán sức lao động của ḿnh cho chủ nô, cũng như con ḅ không bán
sức lao động của nó cho nông dân. Nô lệ, cùng với sức lao động của ḿnh, đă bị bán đứt cho chủ nô
rồi. Anh ta là một hàng hóa, có thể chuyển từ chủ này sang chủ khác. Bản thân nô lệ là một hàng hóa, nhưng sức
lao động không phải là hàng hóa của anh ta. Nông nô chỉ bán một phần sức lao động của ḿnh thôi. Anh ta không
nhận lương của lănh chúa, mà là lănh chúa nhận cống vật của anh ta. Nông nô lệ thuộc vào ruộng đất, và phải
nộp hoa lợi cho lănh chúa. Trái lại, anh công nhân tự do th́ tự bán ḿnh, và bán từng phần một. Ngày qua ngày, anh ta bán 8, 10, 12, 15
giờ cuộc sống của ḿnh cho kẻ nào trả giá cao nhất, những kẻ sở hữu nguyên liệu, công cụ và tư liệu
sinh hoạt; tức là nhà tư bản. Người thợ không bị lệ thuộc vào ông chủ nào hay ruộng đất nào, nhưng 8,
10, 12, 15 giờ trong cuộc sống hàng ngày của anh ta lại thuộc về kẻ nào mua chúng. Công nhân nếu muốn th́ có thể thôi làm
cho nhà tư bản; và nhà tư bản khi cần cũng có thể sa thải công nhân, nếu không muốn sử dụng nữa, hoặc công
nhân đó không đem lại lợi ích nữa. Nhưng công nhân chỉ có thể sống bằng cách bán sức lao động, do đó anh ta
không thể tách khỏi toàn bộ giai cấp những người mua, tức là giai cấp các nhà tư bản; trừ khi anh ta muốn
chết. Anh ta không thuộc về nhà tư bản này hay nhà tư bản khác, mà thuộc về giai cấp các nhà tư bản; việc
của anh ta là t́m một ông chủ, tức là t́m một người mua trong giai cấp đó.
Trước khi đi sâu hơn vào quan hệ giữa tư bản và lao động làm thuê, chúng tôi sẽ tŕnh bày vắn tắt về
những điều kiện chung nhất mà ta phải xét tới khi qui định tiền lương.
Tiền lương, như ta đă thấy, là giá của một hàng hóa, hàng hóa sức lao động. Do đó, tiền
lương cũng được xác định bởi những qui luật xác định giá của mọi hàng hóa khác. Câu hỏi là: giá
của một hàng hóa được quyết định như thế nào?
Chú thích của người dịch
1 "Đồng" ở đây là một từ chỉ đơn vị tiền tệ mà người dịch
chọn. Trong mỗi bản dịch ra các thứ tiếng khác nhau, từ này lại được gọi theo những cách khác nhau: bản
tiếng Anh dùng chữ "shilling", bản tiếng Pháp dùng chữ "franc", bản tiếng Đức dùng chữ "mark", v.v. Các từ khác dùng
để chỉ các đơn vị đo độ dài, khối lượng... cũng được Việt hóa.
[Chương trước]
[Mục lục]
[Chương sau]