Viết vào năm 1905
Công khai lần đầu: Bởi Đảng Dân Chủ Xã Hội Ba Lan năm 1905
Nguồn: Phiên bản tiếng Nga xuất bản ở Moscow năm 1920. Phiên bản tiếng Pháp được phát hành bởi Đảng Xã Hội Chủ Nghĩa Pháp năm 1937. Phiên bản tiếng Anh đầu tiên được xuất bản bởi Socialist Review, Birmingham. Bản dịch tiếng Anh này được sao lại từ phiên bản Colombo 1979. Bản quyền được xác nhận bởi Merlin Press 1972
Dịch sang tiếng Anh : Từ tiếng Pháp bởi Juan Punto
Chuyển dịch/ Hiệu đính: Tri Thức Trẻ Xã Hội Chủ Nghĩa Quốc Tế / Brian Baggins
Bản quyền chính: Luxemburg Internet Archive ( marxist.org) 2003. Giấy phép sao chép và phân phối tài liệu dựa theo điều khoảng của GNU Free Documentation License.
Dịch sang tiếng Việt: Lý Hoàng Minh Uyên
Có tham khảo bản dịch tiếng Đức
Ngay từ khoảnh khắc mà công nhân đất nước chúng ta cũng như của nước Nga bắt đầu cuộc đấu tranh ngoan cường chống lại Chính quyền Sa Hoàng và bọn tư bản bóc lột, thì chúng ta càng lúc càng thấy rõ bọn tu sĩ dùng bài giảng của chúng để chống lại sự đấu tranh của giai cấp công nhân. Với khí phách phi thường, bọn giáo sĩ đã chống lại những người xã hội chủ nghĩa đồng thời tìm mọi cách khiến vai trò của chúng ta trở nên tầm thường trong mắt công nhân. Những tín đồ đi lễ nhà thờ vào ngày Chúa nhật và các ngày lễ bị nhồi vào ý thức của họ những bài thuyết giảng chính trị buộc tội Chủ nghĩa xã hội đầy tính bạo lực thay vì những bài giảng có tính an ủi tôn giáo. Tức là bọn tu sĩ thay vì an ủi con người - những người đầy mối lo nghĩ về cuộc sống mệt nhọc, những người đến nhà thờ với lòng tin vào Kito giáo [như chức năng của chúng – ND], lại xổ ra sự chống đối những người công nhân đang bãi công, xổ ra sự chống đối với phe đối lập với chính quyền; Tồi tệ hơn, chúng khuyến khích họ phải cam chịu đói nghèo và áp bức. Chúng thật đã biến nhà thờ và bục giảng thành nơi tuyên truyền chính trị.
Giai cấp công nhân có thể hài lòng vì những cuộc bạo động của bọn giáo sĩ chống lại đảng Dân Chủ Xã Hội đã không còn kích động được chúng ta sau này nữa, [hay có thể hài lòng – ND] đảng Dân Chủ Xã Hội đã đặt mình vào mục tiêu tập hợp và tổ chức giai cấp công nhân chống lại bọn tư bản, nghĩa là, chống lại bọn bóc lột đã vắt kiệt họ đến giọt máu cuối cùng, chống lại bọn chính quyền Sa Hoàng, thứ chính quyền đối xử người dân như nô lệ. Nhưng [với thành tựu đó – ND] đảng Dân Chủ Xã Hội chưa bao giờ thúc đẩy giai cấp công nhân đến cuộc đấu tranh chống lại bọn giáo sĩ, hay gây trở ngại với tín ngưỡng tôn giáo; Ngược lại! Đảng Dân Chủ Xã Hội của nước chúng ta cũng như trên toàn thế giới luôn tuân thủ nguyên tắc xem lương tâm và sự hối ngộ của người Kito hữu là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Mỗi con người đều có thể nắm giữ đức tin và những ý kiến cá nhân nếu như điều đó khiến cho họ hạnh phúc. Không một ai có quyền bức hại hoặc tấn công quan điểm tôn giáo của người khác. Đó là điều mà những nhà xã hội chủ nghĩa nghĩ đến. Và vì quan điểm đó, trong số khác, những nhà xã hội chủ nghĩa đoàn kết con người chiến đấu chống lại chế độ Sa Hoàng, vốn đã liên tục xâm phạm đến lương tâm của con người, đàn áp người Công giáo, người Chính Thống Giáo Nga[1], người Do Thái, người dị giáo và những người tư tưởng tự do. Đó mới là thái độ ủng hộ tự do đứng đắn mà các nhà Dân Chủ Xã Hội nên đề cao nhất. Và do đó, thiết nghĩ các giáo sĩ nên ủng hộ và quảng bá cho Đảng Dân Chủ Xã Hội vì Đảng đang thực sự giáo dục giai cấp lao động.
Nếu chúng ta càng hiểu đúng những luân lý mà những nhà xã hội chủ nghĩa mang đến cho giai cấp công nhân, thì sự hận thù của các giáo sĩ đối với giai cấp công nhân càng không thể lý giải nổi.
[Bởi vì - ND] Đảng Dân Chủ Xã Hội hướng đến xóa bỏ sự thống trị và sự bóc lột của bọn giàu có bằng sự ăn cắp. Nhưng trong quá trình đó, thiết nghĩ các tôi tớ của Giáo hội Kito nên là người đầu tiên ủng hộ và bắt tay hợp tác với Đảng Dân chủ Xã hội, vì giáo lý của Jesus Christ, người mà họ phục vụ, đã nói rằng “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước Thiên Chúa”? [2]
[Bởi vì – ND] Đảng Dân Chủ Xã Hội cố gắng đem đến cho các quốc gia một chế độ xã hội dựa trên cơ sở bình đẳng, tự do và tình huynh đệ. Nếu các giáo sĩ thực sự mong muốn nguyên tắc “Yêu thương người như yêu thương bản thân anh em” được áp dụng vào cuộc sống thực tiễn vậy thì tại sao lại không hoan nghênh việc tuyên truyền của đảng Dân Chủ Xã Hội?
[Bởi vì] Đảng Dân Chủ Xã Hội nỗ lực, bằng cuộc đấu tranh không ngừng, bằng giáo dục và tổ chức con người, để đưa người công nhân ra khỏi tình trạng áp bức hiện tại và mang đến một tương lai tốt hơn cho các thế hệ mầm non. Vậy nên, tất cả mọi người nên công nhận rằng, tại điểm này, các giáo sĩ nên chúc phước lành cho đảng Dân Chủ Xã Hội, vì chẳng phải Jesus Christ, người mà họ phục vụ, đã nói rằng “ Anh em làm cho người nghèo thì cũng là làm cho ta ” [3]?
Nghĩa là [trên thực tế - ND] ta sẽ thấy: một mặt, bọn giáo sĩ phản động , loại trừ và ngược đãi đảng Dân Chủ Xã Hội, và ở mặt khác nữa, giáo huấn người lao động phải chịu đau khổ trong sự nhẫn nhục, tức là, kêu họ nhẫn nại chịu đựng bị tư bản bóc lột tức là bỏ mặc người lao động phải nhẫn nhục chịu đựng sự bóc lột của bọn tư bản.
Cơn giông tố mà các giáo sĩ [đã khơi mào – ND] chống đối đảng Dân Chủ Xã hội, thực chất đã ru ngủ các công nhân không “nổi dậy” chống lại lãnh chúa, mà phải tuân theo sự áp bức của chính phủ này; thứ đã giết chết những con người không có sức kháng cự; thứ đem đến sự tàn bạo khủng khiếp trong cuộc chiến tranh của hàng triệu công nhân, thứ bức hại người Công Giáo, người Chính thống giáo Nga cũng như những Cựu tín hữu Raskol[4].
Như vậy, bọn giáo sĩ, đã tự biến mình trở thành phát ngôn viên của bọn nhà giàu, đã bảo vệ sự bóc lột và áp bức, và đã đặt chính bản thân trong sự phản bội với học thuyết Kitô giáo. Các giám mục và các tu sĩ giờ đây không phải là những người truyền bá lời giáo huấn của Kitô giáo, mà là những người thờ phụng Con Bê Vàng[5] và roi da, thứ đã đánh đập người nghèo và người không có sức phản kháng.
Cần phải nhắc lại, tất cả chúng ta đều biết cái cách mà bọn tu sĩ trục lợi từ người công nhân, bòn rút tiền của anh ta vào những dịp kết hôn, ngày rửa tội hoặc những ngày an táng. Làm sao đếm hết số lần các vị tu sĩ đã từ chối những cuộc gọi đến để thực hiện các phép bí tích cuối cùng cho một người đàn ông bệnh tật trên giường chỉ vì trước đó vị tu sĩ ấy đã cân nhắc xem mình sẽ được trả một khoản “phí” thế nào ? Anh công nhân phải rời đi trong sự tuyệt vọng, thành rồi thì anh ta phải bán hoặc cầm cố những tài sản cuối cùng để có thể mang đến sự an ủi tôn giáo cho gia đình mình.
Trong số rất nhiều những vị linh mục khác nhau đến từ các nhà thờ mà chúng ta đã gặp, có thể, tồn tại một số những vị linh mục đầy lòng tốt, đầy tình thương yêu, không trục lợi riêng vẫn luôn tồn tại, họ luôn sẵn sàng để giúp đỡ người nghèo. Nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng không phải lúc nào chúng ta cũng gặp những vị linh mục tốt, chúng ta phải thừa nhận rằng để gặp những người như vậy cũng khó khăn như việc bắt gặp một con chim hoét đen màu trắng.
Còn lại, phần đông các linh mục với vẻ mặt hồ hởi, cúi đầu và gập người thường nhật trước uy quyền và sự giàu có, họ câm thít và tha thứ cho mọi sự tàn bạo và mọi sự gian ác của bọn tư bản. Thế mà đối với giai cấp công nhân thì bọn giáo sĩ lại cư xử khác: chúng chỉ nghĩ đến việc ép họ phải ăn năn hối cải; trong các bài giảng khắc nghiệt, chúng lên án “sự tham lam ” của giai cấp lao động [qua sự xuyên tạc cuộc đấu tranh có nghĩa là – ND] chẳng biết làm gì khác ngoài việc
chống lại những sai lầm của chủ nghĩa tư bản, dù vốn dĩ hành động đó không gì khác hơn sự bảo vệ chính mình của giai cấp lao động. Điều này quả thật đã phản ánh rành mạch cho tất cả chúng ta thấy sự mâu thuẫn giữa việc làm của hàng giáo sĩ và giáo lý Kito giáo; thật đáng làm con người ta phản tỉnh.
Hơn hết, Giai cấp lao động cần tự hỏi làm thế nào mà sự nghiệp đấu tranh giải phóng giai cấp lao động, những tôi tớ của Giáo Hội lại xuất hiện với vai trò kẻ thù thay vì là đồng minh. Làm thế nào mà Giáo Hội lại đóng vai trò bảo vệ sự giàu có và sự đàn áp đẫm máu, thay vì là nơi cưu mang những con người bị bóc lột?
Để hiểu được hiện tượng kỳ lạ này, ta chỉ cần nhìn vào lịch sử của Giáo Hội và kiểm xem nó đã là gì và đang là gì trong các thế kỷ qua.
Mấu chốt mà bọn giáo sĩ ra sức chống lại Đảng Dân Chủ Xã Hội là vì Đảng đang muốn đem đến cho [chúng ta – N.D] nhà nước “chủ nghĩa Cộng Sản” ; Trước hết, thật là một cú trời giáng khi nhận thấy rằng bọn linh mục đang ngày đêm chống lại “ Chủ nghĩa Cộng Sản “ thực chất đang lên án các Tông Đồ Kito thế hệ đầu. Bởi vì họ không là gì khác hơn là những người Cộng Sản hăng hái
Đạo Kito đã phát triển, ở thời kỳ La Mã cổ đại, Ở giai đoạn suy tàn sự giàu có và quyền lực của Đế Chế này, nay bao gồm các nước là Ý, Tây Ban Nha, một phần của Pháp, một phần của Thổ Nhĩ Kỳ, Palestine và các lãnh thổ khác. Nhà nước La Mã vào thời điểm Jesus Christ [6] ra đời cũng tương tự nhà nước Sa Hoàng của Nga: Một bên thì gồm một số ít người giàu có, nhàn rỗi, thưởng thức những thứ sang trọng và sự khoái lạc; một bên là số lượng khổng lồ những người quằn quại trong nghèo đói; trên hết tất cả những thứ đó, là một chính phủ chuyên chế, cậy vào bạo lực và tham nhũng mà gây ra những cuộc đàn áp tàn bạo. Toàn bộ Đế Chế La Mã [lúc này – N.D] đã bị rơi vào hỗn loạn hoàn toàn, bị bao vây bởi những mối đe dọa bên ngoài; những binh lính không bị nhà nước kiểm soát đã cậy quyền thế mà đối xử tàn ác lên con dân khốn khổ; các vùng nông thôn những vùng đất bị bỏ bê, hoang tàn; các thành thị, và đặc biệt là thủ đô La Mã, đầy rẫy những người nghèo đói, họ mở to đôi mắt đầy oán hận nhìn lên những cung điện giàu có; những con người ấy không có bánh mì, không có nơi nương tựa, không có quần áo, không có hy vọng và không hề có chút khả năng thoát khỏi cảnh đói nghèo.
Chỉ có một sự khác biệt trong sự suy đồi giữa La Mã và Đế Chế Sa Hoàng.; La Mã không biết gì về chủ nghĩa tư bản; ngành công nghiệp nặng không tồn tại ở đó. Lúc đó, chế độ nô lệ là thứ được chấp nhận La Mã Rome. Các gia đình quyền quý, những người giàu có, những nhà tài phiệt đã thỏa mãn mọi nhu cầu của chúng bằng cách bắt nô lệ - có được từ chiến tranh, - làm mọi công việc cho chúng. Theo thời gian, những kẻ giàu có này đã thâu tóm gần hết tất cả các thành bang của Ý bằng cách tước đoạt đất đai của nông dân La Mã ra khỏi [ tay N.D] họ để rồi chúng chiếm đoạt ngũ cốc từ tất cả vùng chiếm đóng đó như là vật cống phẩm, không mất đồng tiền nào. Chúng đã hưởng lợi từ việc biến tất cả thành tài sản riêng của chúng - những đồn điền tuyệt đẹp, vườn nho, đồng cỏ, vườn cây ăn trái và vườn hoa sum suê - được trồng bởi
một đội quân nô lệ làm việc dưới đòn roi của cai thợ. Người dân ở nông thôn bị cướp đất đai và bánh mì, trải dài từ thành bang đến thủ đô. Nhưng ở đó họ [ các nông dân– N.D] cũng chẳng có công việc khá hơn [ngoài làm nông dân – N.D] để sinh nhai, vì tất cả mọi ngành nghề đều được thực hiện bởi các nô lệ. Do đó, ở La Mã đã xuất hiện rất nhiều quân đội của những người không sở hữu tư liệu gì – “những người vô sản"[7] - thậm chí còn không có khả năng bán sức lao động của họ. Những người vô sản này, đến từ vùng nông thôn, trước hết, không thể bị nuốt bởi các doanh nghiệp công nghiệp như trường hợp ngày nay; họ đã trở thành nạn nhân của sự nghèo đói vô vọng và bị hạ xuống để trở thành người ăn xin. Số đông quần chúng phổ biến này, đói khát không có việc làm, tập trung đông đúc ở các vùng ngoại ô và chui rúc vào những khoảng trống và các con đường ở La Mã, đã gây ra một mối nguy hiểm thường hằng đối với chính phủ và các tầng lớp thống trị. Do đó, chính phủ buộc phải miễn cưỡng hy sinh [một vài – N.D] lợi ích riêng [ của chúng – N.D] để xoa dịu người nghèo. Thỉnh thoảng, nó [ chính quyền – N.D] ban phát cho những kẻ vô sản bắp ngô và các loại thực phẩm khác được lưu trữ trong kho của chúng. Tinh vi hơn, để làm cho người dân quên đi cảnh khó khăn của họ, chúng [chính quyền] cho họ xem những chương trình xiếc miễn phí. Không giống như giai cấp vô sản thời đại của chúng ta, giai cấp đã trực tiếp lao động để tồn tại được trong xã hội, giai cấp vô sản khổng lồ ở La Mã đã tồn tại nhờ - sự ban phát [của những kẻ giàu – N.D].
[ Và một bộ phận khác – N.D] Đó là những nô lệ khốn khổ, phải lao động và bị đối xử như những con thú vật phục vụ cho xã hội La Mã. [Vậy mà – N.D] Trong sự hỗn loạn của đói nghèo và suy thoái, những người có quyền thế như bọn quan liêu La Mã [thay vì giải phóng xã hội - N.D] lại đắm chìm trong chè rượu và phóng đãng. Một xã hội quái dị bế tắc không có cách nào để thoát khỏi.
Theo thời gian, Giai cấp vô sản bất bình, những tiếng gầm gừ của họ đã đe dọa sẽ nổi lên cuộc cách mạng, nhưng một nhóm người ăn xin đó, vốn sống bám vào những chiếc bánh vụn được ném ra từ bàn của vua chúa, [nên – N.D] không thể thiếp lập một trật tự xã hội mới. Hơn nữa, những người nô lệ - những người bằng sức lao động [chân chính – N.D] của họ đã duy trì toàn bộ xã hội - đã bị áp bức quá khốn khổ, quá tán loạn và bị nghiền nát [hoàn toàn – N.D] dưới ách thống trị, bị đối xử như những con súc vật và sống quá cô lập so với các giai cấp khác để có thể [đoàn kết cùng nhau – N.D] biến đổi xã hội. Họ thường nổi dậy và chống lại các lão chủ, cố gắng tự giải phóng bản thân bằng những trận chiến đẫm máu, mỗi lần như thế quân đội [ nhà nước – N.D] La Mã lại đập tan những cuộc nổi dậy này, tàn sát hàng nghìn người nô lệ và treo họ trên thập tự giá.
Trong cái xã hội đổ nát này, nơi không có lối thoát, nơi bế tắc cho thân phận bi kịch của người dân, nghĩa là không hề có hy vọng nào cho một cuộc sống tươi đẹp hơn, những con người khốn khổ quay sang [ tìm đến – N.D] Thiên Đàng để tìm kiếm sự cứu rỗi ở đó. Kito giáo đã xuất hiện với những thực thể bất hạnh đó như một phao cứu sinh[8] một sự an ủi và khích lệ, nghĩa là ngay từ khởi thủy [của nó - N.D], nó [Kito giáo – N.D] đã trở thành tôn giáo của những người vô sản La Mã. [ Để- N.D] phù hợp với vị trí [ điều kiện – N.D] vật chất của những người thuộc tầng lớp này, các Ki-tô hữu đầu tiên đã thẳng thắn đưa ra yêu cầu về tài sản chung – tức là chủ nghĩa cộng sản. Còn gì có thể tự nhiên hơn điều ấy? [Cần lưu ý rằng – N.D] Tôn giáo đó đã bảo vệ con người, những con người thiếu phương tiện sinh tồn và đang chết dần chết mòn vì đói nghèo, đã yêu sách người giàu nên chia sẻ với người nghèo, rằng sự giàu có nên thuộc về tất cả chứ không phải chỉ dành cho số ít người có đặc quyền; Tôn giáo đó đã rao giảng sự bình đẳng của tất cả con người sẽ đem đạt thành tựu lớn [cho sự phát triển xã hội – N.D].
Tuy nhiên những điều [mà các Kito hữu đã làm – N.D] không có điểm gì chung với yêu cầu mà Đảng Dân Chủ Xã Hội đang thực hiện ngày hôm nay, tài sản cần đưa làm tài sản chung [mà Đảng Dân Chủ Xã
Hội yêu cầu – N.D] chính là công cụ làm việc, chính là phương tiện để sản xuất, [chứ không phải tài sản hưởng thụ như yêu sách của các Kito hữu đời đầu- N.D], để nhân loại có thể lao động và sinh sống [ trong sự - N.D] thống nhất hài hòa.
Chúng ta thấy ngay rằng những người vô sản La Mã đã không sống bằng lao động, mà từ những của bố thí từ chính phủ. Vì thế, nhu cầu của Kitô hữu đối với công hữu tài sản không liên quan đến các phương tiện sản xuất, mà là các phương tiện tiêu dùng. Họ không đòi hỏi đất đai, nhà xưởng, dụng cụ làm việc trở thành tài sản tập thể, mà [theo họ - N.D] tất cả mọi thứ nên được phân chia bao gồm chỉ là nhà cửa, quần áo , thực phẩm và những thành phẩm thiết yếu cho cuộc sống.
Những người Cộng sản Kito [thời đại đó – N.D] không tra vấn tìm hiểu sâu về nguồn gốc của cải của bọn giàu có. Việc sản xuất trong xã hội [theo góc nhìn của người Kito hữu bấy giờ - N.D] hiển nhiên là của nô lệ. Người Kitô hữu chỉ mong muốn việc những người giàu có nên quy đạo và chia tài sản của chúng [ người giàu – N.D] trở thành tài sản của chung, để tất cả mọi người có thể tận hưởng những điều tốt đẹp với sự công bằng và tình huynh đệ.
Các cộng đoàn Kitô Hữu đầu tiên thực đã được tổ chức như thế. Di cảo viết:
“Họ không thiết tha sự giàu có, thay vào đó họ rao giảng về việc sở hữu của cải chung để trong mọi người không ai có nhiều hơn ai. Những ai muốn gia nhập công đoàn thì phải chia sẻ tài sản của hắn đưa vao của chung. Đó là lý do tại sao trong số đông đó không ai nghèo và cũng chẳng ai giàu - ai ai cũng đều sỡ hữu tài sản như nhau giống như những người chung dòng máu. Họ không sống tách biệt lẫn nhau trong thành thị, mà mỗi người đều sở hữu căn nhà riêng cho mình. Nhưng khi người lạ mặt nào đó thuộc tôn giáo của họ đến đây, họ đều sang sẻ tài sản cá nhân, và những người lạ mặt ấy đều được thụ hưởng như thể [tài sản đó] là của riêng hắn. Nghĩa là trước đây dù không quen biết nhau nhưng những người Kito hữu vẫn chào đón lẫn nhau, khiến cho mối quan hệ của mọi người rất thân thiện. Khi phải du hành từ nơi này sang nới khác, họ không mang theo gì ngoài vũ khí tự vệ để chống cướp. Tại mỗi thành thị, họ đều có người quản lý việc phân phát quần áo và thực phẩm cho tín hữu thập phương ghé ngang. Những thương vụ mua bán [lợi ích như trên] không tồn tại nơi đây. Tuy nhiên, nếu ai đó đề nghị trao đổi với người khác để lấy vật phẩm hắn đang cần thì hắn sẽ được đáp ứng [vật phẩm đang cần – N.D] ngay cả khi hắn ta chẳng có gì để trao đổi lại.”
Sách Công Vụ Tông Đồ (4:32,34,35)[ix] mô tả như sau về cộng đoàn đầu tiên tại Jerusalem: “Không ai xem những thứ hắn đang sở hữu là thuộc về hắn; mọi thứ đều là của chung. Những người có đất và nhà, sau khi bán chúng đi, đã đem tiền ra và đặt dưới chân các Tông Đồ. Và mỗi người [ sau đó – N.D] được phân phát lại bằng với nhu cầu của mình.”
Vào năm 1780, nhà sử học người Đức Vogel đã viết gần giống như thế về những người Kitô Hữu đầu tiên:
“Theo luật, mỗi Kitô hữu đều có quyền hành [sử dụng – N.D] đối với tài sản của các thành viên trong cộng đồng; trong trường hợp có nhu cầu, hắn có thể yêu cầu các thành viên giàu có chia sẻ tài sản của họ với hắn theo đúng nhu cầu đó. Mọi Kitô hữu đều có thể sử dụng tài sản của anh em hắn; và Kitô hữu – người có tài sản – không được quyền từ chối không cho các anh em khác sử dụng tài sản của hắn. Do đó, những Kitô Hữu vô gia cư có thể đòi hỏi những người có hai đến ba ngôi nhà, cho anh ta vào sống; chủ nhà chỉ được giữ lại một ngôi nhà cho chính hắn. Không thể khác vì trong một cộng đồng hưởng thụ [như đã nói - N.D], nhà ở luôn được phân phát cho người vô gia cư.”
Tiền được để trong những rương công cộng và một thành viên của xã hội, người được [công đoàn – N.D] ủy nhiệm phân công, có nhiệm vụ phân chia cho mọi người. Chưa hết, tại các công đoàn Kitô Hữu thời kỳ đầu, chủ nghĩa cộng sản đã được phát triển đến mức việc họ cùng ăn chung với nhau ( xem sách Công vụ Tông đồ). Đời sống gia đình [riêng tư - N.D] của họ đã đến cáo chung; tất cả các gia đình Kitô hữu trong một thành thị sống cùng nhau, như một gia đình lớn.
Để kết thúc, chúng tôi sẽ nói thêm [ đã có – N.D] một số linh mục tấn công đảng Dân Chủ Xã Hội với luận điểm rằng chúng tôi đang cố làm phụ nữ được đem ra sử dụng chung trong cộng đồngv. Rõ ràng, đây chỉ là một lời bịa đặt điêu ngoa to tát, phát sinh từ sự thiếu hiểu biết hoặc giận dữ của bọn giáo sĩ. Các Đảng Dân Chủ Xã Hội luôn xem ý tưởng đó là sự méo mó cầm thú của hôn nhân, đáng hổ thẹn. Và hơn nữa, [chắc các giáo sĩ đã quên rằng – N.D] các thực hành này [mà Đảng Dân Chủ Xã Hội đang xây dựng] đã quen thuộc cả trong thời kỳ các Kitô hữu đầu tiên[10]
--------------------------------------------------
[1] Các Kitô hữu Chính Thống công nhận quyền lực tối cao của Đức Giáo Hoàng
[2] Mark 10:25; Luke 18:25; Matthew 19:25
[3] Matthew 25:40
[4] Còn được gọi là “Raskilniki” (Splitters), một tôn giáo của người Nga, được xem là trái với đức tin thật sự khi sửa đổi các văn bản của Kinh Thánh và cải tổ phụng vụ bởi Patriarch Nikon năm 1654
[5] Đọc Exodus 32:1-8
[6] Phiên âm tiếng Anh của Chúa Giê-su Ki-tô (N.D)
[7]The proletariat: “ Proles theo tiếng Latin có nghĩa là trẻ em, con cái. Người vô sản, trước đó, được định nghĩa là những công dân không sở hữu gì ngoài bờ vai của thân thể họ và con cái trên thắt lưng của họ.” Tạp Chí Cộng Sản, Số 1, tháng Chín 1847 ( LoN.Don , Anh )
[8] Bản tiếng Anh là dây thắt lưng an toàn (N.D)
9 Vào những năm Cộng Sản ra đời, bọn tư bản chủ nghĩa đã gán cho chủ nghĩa Cộng Sản muốn đem lại một chế độ cộng thê công khai và đã bị Marx và Engels phê phán chống đối. [ N.D ]
[10] Nhưng hãy xem Tertullian ( trang 160- 230) : “Chúng ta là anh em trong tài sản của chúng ta, trong đó phần lớn các bạn đã giải thể tình huy đệ. Vì vậy, những ai thống nhất trong tâm trí và tâm hồn, không nghi ngờ gì về việc sỡ hữu của cải chung. Với chúng ta, tất cả mọi thứ được chia sẽ hỗn tạp, ngoại trừ những người vợ. Chỉ có chúng ta mới có thể rao giảng sự học vấn [ lý thuyết – N.D], và cá nhân những người khác ( người ngoại giáo Hy Lạp và ngoại giáo La Mã) thực hiện nó.” Công Vụ 1:39